Lào Cai quy hoạch mở rộng diện tích trồng quế lên 25.000ha

Phơi khô vỏ quế vừa thu hoạch.
Vùng trồng quế sẽ phát triển đến 50 xã, thuộc bốn huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà... Những vùng này đã từng trồng quế theo hình thức tự phát của các hộ dân cho thấy khí hậu, thổ nhưỡng rất hợp với cây quế trồng để lấy tinh dầu.
Để đáp ứng lượng hạt giống về lâu dài, tỉnh cũng đã quy hoạch 150ha rừng quế giống chuyển hóa tại năm xã, thị trấn Nậm Đét (Bắc Hà), Nậm Tha (Văn Bàn), Xuân Hòa (Bảo Yên), Phú Nhuận, Phong Hải (Bảo Thắng) đảm bảo cung cấp đủ hạt giống cho nhu cầu gieo ươm, trồng quế tại địa phương.
Nhằm gắn rừng sản xuất với chế biến và tiêu thụ, trong thời gian từ năm 2020 - 2025, Lào Cai sẽ xây dựng một nhà máy chế biến tinh dầu quế tại huyện Văn Bàn. Riêng giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh dự kiến xây dựng bốn cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ quế tại xã Bảo Hà (Bảo Yên), xã Sơn Hà, Xuân Giao (Bảo Thắng) và xã Nậm Đét (Bắc Hà).
Định hướng đến năm 2025, tỉnh xây dựng bổ sung một cơ sở sản xuất mỹ nghệ từ gỗ quế tại huyện Văn Bàn. Hiện trên địa bàn Lào Cai đã có trên 20 cơ sở chưng cất tinh dầu thủ công và hai cơ sở sản xuất tinh dầu quy mô vừa do một số tổ chức cá nhân xây dựng, mỗi năm tiêu thụ hàng trăm tấn vỏ, thân là lá quế.
Hiện, Lào Cai đã ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm quế (bao gồm vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện đất đai để đầu tư các nhà máy chế biến, giảm thuế, khoanh vùng nguyên liệu...)
Đồng thời có chế tài cần thiết để quản lý hoạt động của các cơ sở chưng cất và chiết xuất tinh dầu quế.
Có thể bạn quan tâm

Loại gạo Việt Nam trúng thầu là 15% tấm, giao hàng tập trung từ tháng 5 đến tháng 8/2014. Giá trúng thầu từ 436-441,25 USD/tấn. Đây là một tin vui đối với các doanh nghiệp và nông dân vì với hợp đồng này, giá lúa trong nước có thể sẽ được nâng lên trong thời gian tới.

Khuyến cáo của ngành nông nghiệp là khi sản xuất vụ Hè Thu cần xuống giống lúa cho năng suất, chất lượng cao để hạn chế rủi ro.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay thế cây lúa và các loại cây trồng không hiệu quả đã được triển khai trong những năm gần đây. Nhiều địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những mô hình chuyển dịch thành công, tăng thu nhập cho người nông dân ở những vùng không thuận tiện để sản xuất.

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt.

Vụ sản xuất đông xuân 2013 - 2014, trong khi nông dân ở ĐBSCL than phiền về tình trạng giá lúa thấp, khó tiêu thụ… thì ở An Giang có gần 200 hộ trồng lúa Nhật với diện tích 500ha đang trúng mùa, trúng giá.