Lào Cai Nuôi Gà Leo Cây Cách Làm Mới Hiệu Quả Của Đồng Bào Tày

Thay vì đàn gà sẽ được lùa vào chuồng nuôi để ngủ sau một ngày thả rông trên đồi núi, thì cuối ngày gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà và ngủ đến sáng. Với phương pháp chăn nuôi kiểu mới này, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao xã Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), bởi chất lượng thịt ngon, thu hút nhiều khách hàng đến mua với giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg.
Tại các bản Tày như bản Đáp, bản Thâm Mạ, bản Ràng, bản Nặm Cằm xã Nghĩa Đô, nơi định cư của đồng bào Tày, người dân có nhiều mô hình nuôi gà đồi có chất lượng và hiệu quả cao.
Dựa vào địa hình có nhiều đồi núi cao, có nhiều cây to, tán rộng nên trong những năm gần đây, người dân đã tích cực và đẩy mạnh chăn nuôi gà với quy mô lớn. Mô hình nuôi gà thả rông theo hình thức cho gà ngủ trên tán cây trong vườn nhà đã trở thành cách làm mới mẻ và độc đáo chỉ có ở vùng này.
Bà con Nghĩa Đô cho biết, lúc đầu, một số hộ dân thấy gà có thói quen không ngủ trong chuồng mà nhảy lên tán cây thấp trong vườn nhà để ngủ sau một ngày thả rông trên núi. Vì vậy, thấy đây là một kiểu nuôi gà sẽ mang lại chất lượng thịt ngon nên các hộ nông dân Tày đã nghĩ ra cách nuôi thả gà theo hình thức thả rông và cho gà ngủ tập trung trên tán cây.
Từ một vài con ngủ trên tán cây, dần dần, số lượng đàn gà ngủ trên cây được nâng lên. Buổi sáng, gà được cho ăn thóc, ngô, sau đó lùa lên đồi, núi để gà kiếm ăn trong vòng một ngày, đến tối khi gà tập trung dưới gốc cây bà con lại cho gà ăn bổ sung, sau đó theo thói quen, gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà ngủ đến sáng.
Theo các hộ nông dân ở đây, dần dần thành thói quen, không cần lùa, từng đàn gà tự nhảy lên các cành cây, tán cây để ngủ, coi đó như chuồng của mình. Điều đặc biệt, trong khi ngủ, gà không náo loạn hay kêu mà ngủ rất trật tự cho đến hết đêm, sáng ra tự nhảy xuống đất, ăn thóc, ngô, rồi đi lên đồi núi kiếm ăn.
Qua một năm thử nghiệm mô hình này, nhiều hộ dân ở các bản Tày xã Nghĩa Đô nhận thấy, đây là cách làm rất đơn giản nhưng hiệu quả cao. Gà hoàn toàn được nuôi thả tự nhiên nên chất lượng thịt khá thơm ngon, gà mắc bệnh dịch hầu như không có.
Hơn nữa, việc leo trèo cây thường xuyên sẽ giúp cho chân gà chắc khỏe, thịt săn chắc, có khả năng chống lại bệnh dịch, thích nghi với tự nhiên, có cơ hội lai giống với gà rừng nên chất lượng thịt khá cao. Vì vậy, trong những năm qua, biết được “giống gà leo cây” của đồng bào Tày Nghĩa Đô ngon và chất lượng nên nhiều khách hàng đã tìm đến mua với giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg.
Số lượng gà nuôi thả tự nhiên của nông dân trong các bản ngày càng tăng lên, phục vụ không chỉ cho gia đình mà còn bán ra thị trường. Mô hình kinh tế này tuy mới áp dụng và có vẻ như thủ công nhưng hiệu quả mang lại cho người nông dân nơi đây khá cao.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, một số trang mạng điện tử phản ánh về người chăn nuôi gà Đông Tảo phát sốt vì lo, phải mang gà đi ký gửi ở các địa phương khác để tránh dịch. Để tìm hiểu thực hư về những thông tin trên, chúng tôi đã về địa phương tìm hiểu.

Với nghề nuôi ếch thịt và sản xuất ếch giống, ông Đinh Như Trực (thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã có thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000-22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng, nên người nuôi rất phấn khởi.