Lào Cai Nuôi Gà Leo Cây Cách Làm Mới Hiệu Quả Của Đồng Bào Tày

Thay vì đàn gà sẽ được lùa vào chuồng nuôi để ngủ sau một ngày thả rông trên đồi núi, thì cuối ngày gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà và ngủ đến sáng. Với phương pháp chăn nuôi kiểu mới này, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao xã Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), bởi chất lượng thịt ngon, thu hút nhiều khách hàng đến mua với giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg.
Tại các bản Tày như bản Đáp, bản Thâm Mạ, bản Ràng, bản Nặm Cằm xã Nghĩa Đô, nơi định cư của đồng bào Tày, người dân có nhiều mô hình nuôi gà đồi có chất lượng và hiệu quả cao.
Dựa vào địa hình có nhiều đồi núi cao, có nhiều cây to, tán rộng nên trong những năm gần đây, người dân đã tích cực và đẩy mạnh chăn nuôi gà với quy mô lớn. Mô hình nuôi gà thả rông theo hình thức cho gà ngủ trên tán cây trong vườn nhà đã trở thành cách làm mới mẻ và độc đáo chỉ có ở vùng này.
Bà con Nghĩa Đô cho biết, lúc đầu, một số hộ dân thấy gà có thói quen không ngủ trong chuồng mà nhảy lên tán cây thấp trong vườn nhà để ngủ sau một ngày thả rông trên núi. Vì vậy, thấy đây là một kiểu nuôi gà sẽ mang lại chất lượng thịt ngon nên các hộ nông dân Tày đã nghĩ ra cách nuôi thả gà theo hình thức thả rông và cho gà ngủ tập trung trên tán cây.
Từ một vài con ngủ trên tán cây, dần dần, số lượng đàn gà ngủ trên cây được nâng lên. Buổi sáng, gà được cho ăn thóc, ngô, sau đó lùa lên đồi, núi để gà kiếm ăn trong vòng một ngày, đến tối khi gà tập trung dưới gốc cây bà con lại cho gà ăn bổ sung, sau đó theo thói quen, gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà ngủ đến sáng.
Theo các hộ nông dân ở đây, dần dần thành thói quen, không cần lùa, từng đàn gà tự nhảy lên các cành cây, tán cây để ngủ, coi đó như chuồng của mình. Điều đặc biệt, trong khi ngủ, gà không náo loạn hay kêu mà ngủ rất trật tự cho đến hết đêm, sáng ra tự nhảy xuống đất, ăn thóc, ngô, rồi đi lên đồi núi kiếm ăn.
Qua một năm thử nghiệm mô hình này, nhiều hộ dân ở các bản Tày xã Nghĩa Đô nhận thấy, đây là cách làm rất đơn giản nhưng hiệu quả cao. Gà hoàn toàn được nuôi thả tự nhiên nên chất lượng thịt khá thơm ngon, gà mắc bệnh dịch hầu như không có.
Hơn nữa, việc leo trèo cây thường xuyên sẽ giúp cho chân gà chắc khỏe, thịt săn chắc, có khả năng chống lại bệnh dịch, thích nghi với tự nhiên, có cơ hội lai giống với gà rừng nên chất lượng thịt khá cao. Vì vậy, trong những năm qua, biết được “giống gà leo cây” của đồng bào Tày Nghĩa Đô ngon và chất lượng nên nhiều khách hàng đã tìm đến mua với giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg.
Số lượng gà nuôi thả tự nhiên của nông dân trong các bản ngày càng tăng lên, phục vụ không chỉ cho gia đình mà còn bán ra thị trường. Mô hình kinh tế này tuy mới áp dụng và có vẻ như thủ công nhưng hiệu quả mang lại cho người nông dân nơi đây khá cao.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu 2015, huyện Hương Sơn đặt kế hoạch gieo cấy 2.400 ha, nhưng do hạn hán, đỉnh điểm, kéo dài nên rút xuống còn 1.588 ha. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác chống hạn, Hương Sơn thực hiện vượt kế hoạch điều chỉnh, gieo cấy đạt trên 1.800 ha, đồng thời, gieo trỉa được 1.900 ha đậu, 500 ha ngô. Những kết quả đó đã phản ánh sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.

Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Sản xuất rau là nghề truyền thống và thế mạnh của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Qua sản xuất, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong luân canh, xen canh rau màu và việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT) là định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mô hình trồng RAT tại Tứ Xã được triển khai từ năm 2006, đến nay vẫn chưa thực sự có một hướng đi bền vững.

Vụ đông xuân 2014 - 2015, ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa (tỉnh Nghệ An) sản xuất lúa giống hàng hóa trên các cánh đồng mẫu. Thế nhưng, gần 2 tháng trôi qua kể từ khi kết thúc mùa thu hoạch, nhà nông vẫn không thấy doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm như đã cam kết…

Đến thời điểm này mới có 12 trong tổng số 68 chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản (gọi tắt là Nghị định 67) được các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp cận. Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 67?