Lào Cai Nuôi Gà Leo Cây Cách Làm Mới Hiệu Quả Của Đồng Bào Tày

Thay vì đàn gà sẽ được lùa vào chuồng nuôi để ngủ sau một ngày thả rông trên đồi núi, thì cuối ngày gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà và ngủ đến sáng. Với phương pháp chăn nuôi kiểu mới này, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao xã Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), bởi chất lượng thịt ngon, thu hút nhiều khách hàng đến mua với giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg.
Tại các bản Tày như bản Đáp, bản Thâm Mạ, bản Ràng, bản Nặm Cằm xã Nghĩa Đô, nơi định cư của đồng bào Tày, người dân có nhiều mô hình nuôi gà đồi có chất lượng và hiệu quả cao.
Dựa vào địa hình có nhiều đồi núi cao, có nhiều cây to, tán rộng nên trong những năm gần đây, người dân đã tích cực và đẩy mạnh chăn nuôi gà với quy mô lớn. Mô hình nuôi gà thả rông theo hình thức cho gà ngủ trên tán cây trong vườn nhà đã trở thành cách làm mới mẻ và độc đáo chỉ có ở vùng này.
Bà con Nghĩa Đô cho biết, lúc đầu, một số hộ dân thấy gà có thói quen không ngủ trong chuồng mà nhảy lên tán cây thấp trong vườn nhà để ngủ sau một ngày thả rông trên núi. Vì vậy, thấy đây là một kiểu nuôi gà sẽ mang lại chất lượng thịt ngon nên các hộ nông dân Tày đã nghĩ ra cách nuôi thả gà theo hình thức thả rông và cho gà ngủ tập trung trên tán cây.
Từ một vài con ngủ trên tán cây, dần dần, số lượng đàn gà ngủ trên cây được nâng lên. Buổi sáng, gà được cho ăn thóc, ngô, sau đó lùa lên đồi, núi để gà kiếm ăn trong vòng một ngày, đến tối khi gà tập trung dưới gốc cây bà con lại cho gà ăn bổ sung, sau đó theo thói quen, gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà ngủ đến sáng.
Theo các hộ nông dân ở đây, dần dần thành thói quen, không cần lùa, từng đàn gà tự nhảy lên các cành cây, tán cây để ngủ, coi đó như chuồng của mình. Điều đặc biệt, trong khi ngủ, gà không náo loạn hay kêu mà ngủ rất trật tự cho đến hết đêm, sáng ra tự nhảy xuống đất, ăn thóc, ngô, rồi đi lên đồi núi kiếm ăn.
Qua một năm thử nghiệm mô hình này, nhiều hộ dân ở các bản Tày xã Nghĩa Đô nhận thấy, đây là cách làm rất đơn giản nhưng hiệu quả cao. Gà hoàn toàn được nuôi thả tự nhiên nên chất lượng thịt khá thơm ngon, gà mắc bệnh dịch hầu như không có.
Hơn nữa, việc leo trèo cây thường xuyên sẽ giúp cho chân gà chắc khỏe, thịt săn chắc, có khả năng chống lại bệnh dịch, thích nghi với tự nhiên, có cơ hội lai giống với gà rừng nên chất lượng thịt khá cao. Vì vậy, trong những năm qua, biết được “giống gà leo cây” của đồng bào Tày Nghĩa Đô ngon và chất lượng nên nhiều khách hàng đã tìm đến mua với giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg.
Số lượng gà nuôi thả tự nhiên của nông dân trong các bản ngày càng tăng lên, phục vụ không chỉ cho gia đình mà còn bán ra thị trường. Mô hình kinh tế này tuy mới áp dụng và có vẻ như thủ công nhưng hiệu quả mang lại cho người nông dân nơi đây khá cao.
Có thể bạn quan tâm

Cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Những năm qua, nghề câu cá ngừ phát triển đã tạo cho hàng chục ngàn người dân biển 3 tỉnh miền Trung có nguồn thu nhập khá, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống hàng ngày.

Những năm gần đây, hình ảnh những đàn bồ câu tung bay trắng trời không đơn thuần chỉ là biểu trưng cho nét đẹp yên bình, mà còn minh họa cho mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.