Lào Cai Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Hồi Vân

Năm 2012 - 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã xây dựng thành công mô hình “Nuôi cá hồi vân thương phẩm trong bể tại xã Dền Sáng, huyện huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã phân công cán bộ phụ trách, phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành khảo sát địa điểm triển khai, nguồn nước và các điều kiện cần thiết khác.
Qua khảo sát cho thấy xã Dền Sáng có độ cao 1.260 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình hàng năm 16 – 18 độ C, quanh năm có nguồn nước sạch, mát lạnh từ trong rừng già Y Tý chảy ra, nhiệt độ trung bình 15 – 17 độ C, pH trung bình 7,25.
Đây là điều kiện tự nhiên phù hợp cho cá hồi vân sinh trưởng và phát triển. Tháng 5/2012, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai giao cho Trạm Khuyến nông huyện Bát Xát triển khai mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm trong bể với tổng số vốn 108,6 triệu đồng.
Mô hình được triển khai với quy mô 3.000 con giống/100 m3 được nuôi trong 2 bể xi măng, có dòng nước sạch, mát lạnh dẫn về từ rừng già Ý Tý. Kích cỡ cá giống 15 g/con, mật độ thả ban đầu 30 con/m3. Thức ăn được sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp dạng viên có hàm lượng đạm 37% do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 sản xuất.
Do quá trình khảo sát, điều tra trước khi xây dựng mô hình được thực hiện một cách nghiêm ngặt, cá giống, thức ăn đảm bảo chất lượng tốt nên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá khá cao. Sau 12 tháng nuôi, cá thu hoạch đạt trọng lượng trung bình 1,4 kg/con.
Mô hình đã thu được 3.948 kg cá thịt thương phẩm. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được như sau: tỷ lệ sống trung bình 94%; năng suất 39,48 kg/m3 bể. Tại thời điểm giá cá hồi vân thương phẩm bán trên thị trường 170.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí người nuôi cá thu được lợi nhuận 481.460.000 đồng.
Từ những kết quả trên. Với những kỹ thuật đã được tiếp thu qua quá trình nuôi, mô hình nuôi cá hồi vân trong bể đã và đang được nhân ra diện rộng. Hiện tại đã có các doanh nghiệp và một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư xây dựng bể nuôi để mở rộng diện tích tăng thu nhập từ nuôi thủy sản nước lạnh trên địa bàn huyện.
Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho các huyện miền núi tỉnh Lào Cai hướng làm kinh tế mới, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, duy trì môi trường sinh thái cân bằng và ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.

Ngày (12/8), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 6039 về việc giảm lãi suất cho vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Ngày 11/8, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định về việc công bố hết dịch bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi tại Móng Cái.

Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Bộ trưởng NN và PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị giải quyết khó khăn đối với ngành hàng này.

Cư dân vùng sông nước xem cá vược như loài ngư tinh với bao huyền tích. Vượt qua những quan niệm lạc hậu, ngư dân đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) đã mạnh dạn “mang” loài cá này vào nuôi thương phẩm để trở thành một đặc sản giá trị.