Lào Cai Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Hồi Vân

Năm 2012 - 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã xây dựng thành công mô hình “Nuôi cá hồi vân thương phẩm trong bể tại xã Dền Sáng, huyện huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã phân công cán bộ phụ trách, phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành khảo sát địa điểm triển khai, nguồn nước và các điều kiện cần thiết khác.
Qua khảo sát cho thấy xã Dền Sáng có độ cao 1.260 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình hàng năm 16 – 18 độ C, quanh năm có nguồn nước sạch, mát lạnh từ trong rừng già Y Tý chảy ra, nhiệt độ trung bình 15 – 17 độ C, pH trung bình 7,25.
Đây là điều kiện tự nhiên phù hợp cho cá hồi vân sinh trưởng và phát triển. Tháng 5/2012, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai giao cho Trạm Khuyến nông huyện Bát Xát triển khai mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm trong bể với tổng số vốn 108,6 triệu đồng.
Mô hình được triển khai với quy mô 3.000 con giống/100 m3 được nuôi trong 2 bể xi măng, có dòng nước sạch, mát lạnh dẫn về từ rừng già Ý Tý. Kích cỡ cá giống 15 g/con, mật độ thả ban đầu 30 con/m3. Thức ăn được sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp dạng viên có hàm lượng đạm 37% do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 sản xuất.
Do quá trình khảo sát, điều tra trước khi xây dựng mô hình được thực hiện một cách nghiêm ngặt, cá giống, thức ăn đảm bảo chất lượng tốt nên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá khá cao. Sau 12 tháng nuôi, cá thu hoạch đạt trọng lượng trung bình 1,4 kg/con.
Mô hình đã thu được 3.948 kg cá thịt thương phẩm. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được như sau: tỷ lệ sống trung bình 94%; năng suất 39,48 kg/m3 bể. Tại thời điểm giá cá hồi vân thương phẩm bán trên thị trường 170.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí người nuôi cá thu được lợi nhuận 481.460.000 đồng.
Từ những kết quả trên. Với những kỹ thuật đã được tiếp thu qua quá trình nuôi, mô hình nuôi cá hồi vân trong bể đã và đang được nhân ra diện rộng. Hiện tại đã có các doanh nghiệp và một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư xây dựng bể nuôi để mở rộng diện tích tăng thu nhập từ nuôi thủy sản nước lạnh trên địa bàn huyện.
Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho các huyện miền núi tỉnh Lào Cai hướng làm kinh tế mới, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, duy trì môi trường sinh thái cân bằng và ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.

Từ ba, bốn năm nay, nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp… Một trong những lý do thúc đẩy nhiều người nuôi cá chình là vì cá này được xếp vào loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao và đầu ra dễ dàng…

Nuôi thú rừng đang có chiều hướng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc nuôi thú rừng kinh tế này chỉ mang tính tự phát là chính chứ chưa có một định hướng thị trường cần thiết từ phía cơ quan chức năng cho người chăn nuôi. Do vậy, việc chăn nuôi thú rừng hiện cũng đang tiềm ẩn không ít rủi ro.

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết hiện Việt Nam đã ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo cấp thấp IR 50404. Tuy nhiên, nhu cầu mua gạo cấp thấp trong 2 quí cuối năm nay sẽ không cao nên VFA khuyến cáo người dân không trồng lúa IR 50404 trong vụ hè thu.

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).