Lào Cai Năm 2014, Sản Lượng Thủy Sản Đạt 5.700 Tấn

Sản lượng thủy sản toàn tỉnh Lào Cai năm 2014 đạt 5.700 tấn, tăng hơn 1.200 tấn so với năm 2013.
Đến hết năm 2014, diện tích mặt nước, ao nuôi thủy sản toàn tỉnh đã đạt 1.875 ha, tăng 59 ha so với năm 2013, thủy sản Lào Cai không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra một số địa phương lân cận như Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái... Cùng với mở rộng diện tích, người nuôi thủy sản đã chú trọng chuyển đổi hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh...
Các cơ sở nuôi cá nước lạnh cũng tiếp tục đạt sản lượng cao, năm 2014, các cơ sở này cung cấp ra thị trường khoảng 310 tấn cá hồi, cá tầm.
Để chủ động nguồn giống, các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong tỉnh đã ương nuôi được 4 triệu con cá giống các loại để cung ứng cho thị trường, tăng 15,6% so với năm 2013.
Những năm gần đây, nuôi thủy sản đã mang lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Với mức thuế suất được đưa về 0% khi gia nhập TPP, nhiều sản phẩm chăn nuôi chủ lực của Việt Nam vốn đã trong guồng quay “năng suất thấp, giá thành cao” lại càng thêm thách thức bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho người chăn nuôi trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

Ngày 15-4, đại diện Công ty NutiFood cho biết sẽ xây một trại bò sữa kiểu mẫu tại tỉnh Hà Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai để nông dân đến tham quan học tập và ứng dụng.

Mật ong hoa nhãn là đặc sản của Hưng Yên, được thị trường ưa chuộng, giá cao hơn so với các loại mật khác từ 30 – 50 nghìn đồng/kg. Việc xây dựng thương hiệu cho mật ong hoa nhãn Hưng Yên sẽ giúp loại đặc sản này khẳng định uy tín, chất lượng, thêm cơ hội vươn ra thị trường rộng lớn.

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.