Lào Cai có gần 1.500 ha lúa xuân nhiễm rầy

Tập đoàn rầy nở rộ từ cuối tháng 4, gây hại mạnh vào đầu tháng 5 và chủ yếu trên trà lúa chính vụ giai đoạn làm đòng, trỗ bông, với mật độ phổ biến 500 - 700 con/m2, các điểm cục bộ lên tới 10.000 con/m2.
Dự báo, trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp khiến rầy sẽ nở rộ và gây hại trên diện rộng, nếu không phòng trừ kịp thời, cây lúa có thể bị cháy rầy, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ lúa xuân.
Trong khi đó, bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại mạnh trên các giống lúa mẫn cảm (chủ yếu là BC15), với tỷ lệ gây hại phổ biến từ 5 - 10% lá, mức cao từ 20 - 30% lá, mức cục bộ từ 70 - 80% lá. Diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn hiện đã lên đến 723 ha, xảy ra tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn và thành phố Lào Cai.
Ngoài ra, cây lúa xuân cũng đang bị bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá... gây hại với mật độ và tỷ lệ thấp.
Hiện, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và cơ quan chuyên môn của các địa phương trong tỉnh đã tăng cường bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nhân dân phun thuốc phòng trừ không để sâu bệnh gây hại trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.

Nhờ kiên trì theo đuổi việc nuôi và cho sinh sản nhân tạo càng đước (rùa răng, trọng lượng 7- 8kg), nông dân Võ Thành Ngay (52 tuổi, ấp Phú Bình, xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang) là một trong rất ít người bước đầu thành công với mô hình được cho là mạo hiểm, nhưng hiệu quả lại rất cao.

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, họ đang gặp phải nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp phép kiểm dịch và nhập khẩu.

Bà con nông dân ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vốn gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Bên cạnh việc trồng lúa, hầu hết nông hộ đều có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm 2010 trở về trước, nuôi heo nái và heo thịt quy mô gia trại là thế mạnh ở đây.