Lào Cai có gần 1.500 ha lúa xuân nhiễm rầy

Tập đoàn rầy nở rộ từ cuối tháng 4, gây hại mạnh vào đầu tháng 5 và chủ yếu trên trà lúa chính vụ giai đoạn làm đòng, trỗ bông, với mật độ phổ biến 500 - 700 con/m2, các điểm cục bộ lên tới 10.000 con/m2.
Dự báo, trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp khiến rầy sẽ nở rộ và gây hại trên diện rộng, nếu không phòng trừ kịp thời, cây lúa có thể bị cháy rầy, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ lúa xuân.
Trong khi đó, bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại mạnh trên các giống lúa mẫn cảm (chủ yếu là BC15), với tỷ lệ gây hại phổ biến từ 5 - 10% lá, mức cao từ 20 - 30% lá, mức cục bộ từ 70 - 80% lá. Diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn hiện đã lên đến 723 ha, xảy ra tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn và thành phố Lào Cai.
Ngoài ra, cây lúa xuân cũng đang bị bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá... gây hại với mật độ và tỷ lệ thấp.
Hiện, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và cơ quan chuyên môn của các địa phương trong tỉnh đã tăng cường bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nhân dân phun thuốc phòng trừ không để sâu bệnh gây hại trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Việc cấp giấy phép hoạt động khai thác vùng biển cho chi hội nghề cá ven biển xã Quảng Công sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân khai thác, bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng biển.

Đồng Nai có tổng đàn gà trên 11,6 triệu con với 88% chăn nuôi trang trại; đàn heo gần 1,4 triệu con với 60% nuôi trang trại. Những ổ dịch xuất hiện tại Đồng Nai vừa qua đều từ các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ trong khu dân cư. Chăn nuôi hộ gia đình theo kiểu tự phát tuy chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng lại gây ra thiệt hại lớn cho cả ngành chăn nuôi của tỉnh.

Do nằm ven phá Tam Giang, nên 70ha ruộng lúa vùng Thất Tộc của xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất ở xã Quảng Thái (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) thường xuyên bị ngập úng nặng.

Xã Vũ Trung (Kiến Xương - Thái Bình) được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh biết đến bởi đây là một trong những nơi chuyên cung cấp con giống gia cầm lớn. Mỗi năm các trang trại chăn nuôi trong xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng triệu con giống gia cầm chất lượng cao.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.