Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãnh Đạo Bộ NNPTNT Nói Gì Về Cây Trồng Biến Đổi Gene?

Lãnh Đạo Bộ NNPTNT Nói Gì Về Cây Trồng Biến Đổi Gene?
Ngày đăng: 06/03/2015

Cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người ... do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra. Dân Việt xin trích đăng ý kiến của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh về vấn đề này.

Năm 1996 được coi là năm đầu tiên thương mại hóa cây trồng biến đổi gene (BĐG). Đến hết năm 2013, diện tích của các loại cây trồng này đã tăng lên 175,3 triệu hécta từ 1,7 triệu hécta năm 1996, chiếm khoảng 12% diện tích đất canh tác toàn cầu, với sự tham gia của 18 triệu nông dân.

Số nước chính thức sử dụng sản phẩm biến đổi gene làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi hiện nay là 36 nước. Ngoài ra còn nhiều nước chưa có hệ thống quy chế đầy đủ để có thể chính thức phê duyệt sử dụng sản phẩm biến đổi gene, mặc dù đã sử dụng trên thực tế (nhập khẩu), ví dụ như Việt Nam. Các chuyên gia nhận định đây là một trong những công nghệ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hiện nay có ít nhất 9 công ty và 11 quốc gia tham gia tạo và sở hữu giống cây trồng BĐG. Các công ty và quốc gia này đã tạo ra và đưa vào sản xuất 336 sự kiện biến đổi gene. Danh mục các công ty và quốc gia sở hữu công nghệ biến đổi gene đang ngày một kéo dài.

“Đối với sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường và đa dạng sinh học, cây trồng và sản phẩm biến đổi gene không có nguy cơ rủi ro cao hơn so với cây trồng tạo ra bằng phương pháp truyền thống”.

Ông Lê Quốc Doanh (Thứ trưởng Bộ NNPTNT).

Lợi ích của cây trồng  BĐG đã được nghiên cứu rất kỹ trong hàng trăm công trình nghiên cứu công phu của các học giả trên thế giới. Các công trình nghiên cứu này đều khẳng định cây trồng  BĐG góp phần tăng năng suất, ổn định thu nhập của người nông dân, thuận lợi hơn cho canh tác, bảo vệ môi trường và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.

An toàn sinh học đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học và các nhà quản lý. Các tổ chức quốc tế lớn, có trách nhiệm như WHO, FAO, EFSA và OECD đã vào cuộc ngay từ đầu và đều đã có những hướng dẫn khoa học cần thiết cho các quốc gia thành viên về sử dụng an toàn sinh vật biến đổi gene.

Riêng Tổ chức Cộng đồng chung châu Âu, trong 25 năm qua đã tài trợ hơn 130 dự án cho hơn 500 nhóm nghiên cứu độc lập tham gia đánh giá các khía cạnh an toàn sinh học của cây trồng BĐG. Trên cơ sở các nghiên cứu đó đã rút ra kết luận là: “Đối với sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường và đa dạng sinh học, cây trồng và sản phẩm biến đổi gene không có nguy cơ rủi ro cao hơn so với cây trồng tạo ra bằng phương pháp truyền thống”.

Về thực tế sử dụng, từ năm 1996 đến nay tổng diện tích GMC trên thế giới cộng dồn lại là hơn 1,5 tỷ hécta, hàng chục tỷ tấn sản phẩm đã làm ra và tiêu thụ. Hàng trăm triệu người Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Argentina..., thường xuyên tiếp xúc, sử dụng cây trồng, sản phẩm biến đổi gene từ 1996. Tuy vậy cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người cũng như môi trường và đa dạng sinh học do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra.

Trên thế giới nói chung và tùy theo từng nước nói riêng, đã hình thành hệ thống các quy chế rất chặt chẽ, nhằm quản lý, đánh giá rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người nhằm đảm bảo khai thác được tiềm năng của công nghệ sinh học hiện đại cho an ninh lương thực bền vững, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, đồng thời giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng công nghệ này.


Có thể bạn quan tâm

Giá Nhím Giống Giảm Mạnh Giá Nhím Giống Giảm Mạnh

Sau thời gian giá nhím con ở mức khá cao: khoảng 15 triệu đồng/cặp, thì hiện nay người chăn nuôi chỉ cần đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng/cặp để chăn nuôi. Giá nhím giống giảm mạnh cũng kéo theo giá nhím thịt giảm từ trên 500.000 đồng xuống chỉ còn 150.000 đồng/kg.

12/09/2013
Ngư Dân Canh Cánh Nỗi Lo Bám Biển Ngư Dân Canh Cánh Nỗi Lo Bám Biển

Mùa khai thác thủy sản năm nay được xem là thất bát nặng nề nhất trong 20 năm qua. Ngư dân dù đã và đang được hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Dẫu vậy, nhiều chủ tàu vẫn tìm mọi cách huy động vốn, kể cả vay “tín dụng đen” để “đặt cược” trong những chuyến biển cuối vụ khai thác…

13/09/2013
Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra Hẹp Dần Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra Hẹp Dần

Người nuôi cá tra tại ĐBSCL vẫn phải tiếp tục chịu lỗ, dù diễn biến trên thị trường đang có lợi họ, đặc biệt khi nguồn cung nguyên liệu đang sụt giảm và thị trường nhập khẩu dần “ấm” lên. Viễn cảnh trên cho thấy người nuôi cá tra thật sự đã hết cơ hội với nghề này.

13/09/2013
Thương Lái Gom Hàng Giá Heo Tăng Mạnh Thương Lái Gom Hàng Giá Heo Tăng Mạnh

Thời gian gần đây, giá heo tại Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, vùng Đông Nam bộ nói chung, đã tăng mạnh do thương lái ồ ạt thu mua heo mỡ. Giá heo tăng làm cho người chăn nuôi phấn khởi sau một thời gian dài lỗ nặng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như thương lái ngừng mua.

13/09/2013
Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

14/09/2013