Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làng Rau Điêu Đứng

Làng Rau Điêu Đứng
Ngày đăng: 01/03/2014

Quảng Thành (huyện Quảng Điền) là vựa rau lớn nhất tỉnh Thừa Thiên- Huế với 500 hộ dân tham gia trồng rau, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động ở địa phương. Thế nhưng, vụ rau năm nay, hàng trăm hộ dân phải “méo mặt” chỉ vì rau được mùa, rớt giá…

Cho không ai lấy

Trồng rau xanh là một nghề truyền thống ở Quảng Thành. Ở vựa rau này, bình quân mỗi nhà thường trồng vài sào, rau Quảng Thanh không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn theo tư thương đi ra các địa phương khác. Thế nhưng, từ Tết cổ truyền đến nay, làng rau đã bước vào vụ thu hoạch nhưng nhiều hộ gia đình vẫn bỏ không, không thèm nhổ rau bán vì giá rau rớt thê thảm.

Có mặt tại ruộng rau nhà mình, ông Dương Thanh Hùng (thôn Thành Trung) ngậm ngùi: “Tui trồng rau đã nhiều năm mà từ trước đến nay chưa khi nào thấy rau rẻ như thế này. Những mùa vụ trước, 1kg xà lách, giá cao điểm bán 6.000 đ, giờ chỉ 500- 1.000 đ mà thôi. Tính ra tui trồng 2 sào rau các loại, không đủ công chăm sóc chứ chưa nói đến giống má, phân bón”.

Trước tình trạng thị trường rau ế ẩm, giá thấp, nhiều hộ dân cứ để rau già trên ruộng, không thèm nhổ. Những hộ còn lại thì nhổ, bán cho người nuôi lợn, nuôi cá lồng với giá chừng 500 đ/kg rau các loại. “Phải nhổ rau trồng lại bán cho kịp vụ sau, chứ cứ để thế này thì cũng phải bỏ”- ông Hùng, tiếc rẻ.

Ông Lê Quang Tuấn- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết, toàn xã có 65 ha rau các loại, trong đó có 2 ha trồng theo chương trình VietGap. Những năm trước, rau không rớt giá, doanh thu đạt 12,7 tỷ đ/năm. Với tình trạng giá rau bèo bọt như hiện nay, đời sống của bà con trồng rau hiện rất khó khăn.

Theo nhiều hộ dân, giá rau năm nay bèo bọt là do thời tiết thuận lợi, nhiều vùng khác cũng trồng được rau xanh để bán. Bên cạnh đó, rau nhiều vùng khác cũng đổ về Huế nên rau ở địa phương xuống giá thấp.

Bà Nguyễn Thị Thuận, một hộ trồng rau tính toán: “Một sào rau xà lách bình quân đầu tư trên dưới 100.000 đ tiền giống, phân bón và các thứ khác, cho thu hoạch chừng 2,5- 3 tạ rau. Với giá bán 500 đ/kg như hiện nay, chỉ riêng tiền công cán đã lỗ rồi. Mấy ngày nay kêu người tới nhổ rau cho, họ cũng không lấy, đành nhổ mang về cho lợn, cá ăn”.

Trong khi đó, các loại rau có giá trị kinh tế cao hơn như rau húng, rau thơm, vào thời điểm năm ngoái, giá 50-70.000 đ/kg năm nay giá chỉ 15-20.000 đ/kg nên những hộ trồng rau lỗ càng thêm lỗ.

Nguy cơ bỏ ruộng

Ông Trương Hữu Tấn- Chủ nhiệm HTX Kim Thành cho biết, vì trồng rau là nghề truyền thống lâu đời nên bà con không thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng các loại cây khác được. Tuy nhiên, trước thực trạng giá rau xuống quá thấp, một số nơi bà con đã bỏ ruộng, không trồng rau nữa vì quá thua lỗ.

Không chỉ giá rau thấp mà nhiều nơi ở làng rau Quảng Thành không bán được, rau cứ để già làm giống hoặc đành nhổ vứt bỏ để xuống giống làm cho kịp vụ sau. “Giá rau ế ẩm, xuống thấp từ trong Tết đến nay, nếu mùa vụ sau rơi vào tình trạng như thế này thì quá khó khăn cho bà con nông dân chúng tôi”- ông Dương Thanh Hùng (thôn Thành Trung), một hộ dân than thở.

Trong khi đó, người trồng rau theo chương trình VietGap tại xã Quảng Thành cũng rơi vào tình cảnh khó khăn khi chi phí sản xuất lớn, đầu ra còn hạn chế, thiếu sức cạnh tranh. Ông Nguyễn Đình Định- chủ cơ sở thu mua và cung ứng rau an toàn Hóa Châu cho biết: “Bình quân mỗi mùa vụ tui chỉ thu mua chừng 30-40% lượng rau toàn xã. Hiện cơ sở của tui cũng chỉ mới bỏ hàng cho một số siêu thị, nhà hàng ở thành phố mà thôi.

Trong khi chi phí sản xuất rau an toàn khá lớn, dẫn đến tính cạnh tranh không cao. Ví dụ nếu sử dụng thuốc trừ rầy theo công nghệ sinh học, 10.000 đ chỉ phun được 1 sào; trong khi thuốc trừ rầy thông thường, 15.000 đ phun được 5 sào rồi”.


Có thể bạn quan tâm

Đời sống khấm khá, nông dân đi du lịch bằng ô tô riêng Đời sống khấm khá, nông dân đi du lịch bằng ô tô riêng

Thu nhập tăng, điều kiện sống thay đổi, thêm nhiều cơ hội tiếp xúc khoa học kỹ thuật, giáo dục..., chất lượng sống người dân vùng nông thôn TP.HCM đã được nâng cao rõ rệt những năm qua.

16/10/2015
Bí ngô khổng lồ nặng hơn 8 tạ khủng nhất nước Anh Bí ngô khổng lồ nặng hơn 8 tạ khủng nhất nước Anh

Sở hữu "thân hình" nặng tới 854kg, chiều cao 1,37m, chu vi hơn 5,2m, trái bí ngô của cặp anh em sinh đôi nhà Paton đã chính thức trở thành "quái vật" bí ngô có cân nặng khủng nhất vương quốc Anh.

16/10/2015
Trái hoang thành kỳ tửu miền Tây Trái hoang thành kỳ tửu miền Tây

Từ loại trái cây mọc hoang là cà na và hồng quân, rụng xuống nước cá cũng không thèm ăn, một nông dân vùng Bảy Núi (An Giang) đã tận dụng và sản xuất thành công loại rượu nhẹ giữ nguyên hương vị đặc trưng “không giống ai” của những loại trái này...

16/10/2015
Khơi sáng ngọn lửa Nông hội đỏ anh hùng Khơi sáng ngọn lửa Nông hội đỏ anh hùng

85 năm trước, cuộc biểu tình ngày 12.9.1930 của hơn 2 vạn nông dân (ND) huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) bị thực dân Pháp đàn áp chìm trong biển máu... Nối tiếp truyền thống hào hùng ấy của cha anh, ngày nay ND Hưng Nguyên đang nỗ lực vươn lên làm giàu cho mình và cho xã hội.

16/10/2015
Nóng chuyện làm ăn thời hội nhập Nóng chuyện làm ăn thời hội nhập

Không khí tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối qua trở nên náo nhiệt hơn bởi sự có mặt của 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015. Cùng với những cái bắt tay, chào hỏi là những câu chuyện về kết nối thông tin, làm ăn, hội nhập mà chỉ nhà nông xuất sắc mới nghĩ ra...

16/10/2015