Làng nghề đóng xuồng vào vụ

Mùa nước nổi năm nay, có dịp trở lại làng nghề đóng xuồng ở Rạch Bà Đài, xã Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), chúng tôi đã chứng kiến cảnh tất bật mua bán, sản xuất xuồng của một làng nghề có bề dày truyền thống đã tồn tại gần thế kỷ qua.
Mùa đóng xuồng cao điểm nhất là từ đầu tháng 4 âm lịch, khoảng rằm tháng 5 trở đi là bán chạy, không kịp giao cho thương lái. Mỗi chuyến giao trung bình từ 50 - 70 chiếc.
Có chuyến, thương lái lấy trên 100 chiếc xuồng các loại để đem đi tiêu thụ khắp nơi. Đến cuối tháng 8 âm lịch, nhịp độ đóng xuồng chậm lại. Những năm lũ lớn, nhu cầu đóng xuồng tăng cao để giao cho các hội, đoàn thể, cơ quan, tổ chức từ thiện... đặt đóng để cứu trợ cho người nghèo, việc đóng xuồng kéo dài cho đến tháng 10.
Ông Đặng Văn Kính chủ cơ sở đóng xuồng ở rạch Bà Đài bày tỏ: “Tôi năm nay đã hơn 60 tuổi, đã hành nghề đóng xuồng-ghe gần nửa thế kỷ qua nên đã từng chứng kiến bao cảnh thăng trầm của làng nghề này. Bây giờ, tuy đã có nhiều loại ghe-xuồng được sản xuất bằng nhựa composit nhưng người dân miệt sông nước Nam bộ vẫn ưa chuộng loại ghe-xuồng truyền thống bằng gỗ hơn. Bởi, loại xuồng gỗ vừa rẻ, vừa dễ sử dụng và khó bị lật chìm khi gặp sự cố”.
Tại xã Long Hậu hiện có cả trăm hộ hành nghề đóng xuồng. Trong đó, chỉ có khoảng 1/3 số hộ trên mới có điều kiện duy trì nghề đóng xuồng quanh năm. Những hộ còn lại chỉ tập trung làm theo mùa, bởi do thiếu vốn mua gỗ...
Vào mùa lũ, đông đảo cơ sở đóng xuồng bắt tay vào việc sản xuất nên đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nhàn rỗi ở địa phương và các vùng lân cận.
Xuồng ở rạch Bà Đài được đóng thành nhiều kiểu dáng như xuồng cui, xuồng vỏ gáo, xuồng mũi bằng, xuồng ba lá... tùy theo thị hiếu sử dụng của người trong và ngoài tỉnh. Bán chạy nhất là xuồng gỗ sao, gỗ sến, với kích cỡ 4,5m - 6,5m giá bán dao động từ 1.700.000-2.000.000đ/chiếc. Còn xuồng lớn, gỗ tốt bán từ 2,5 - 3 triệu đồng/chiếc.
Nhiều cơ sở đóng xuồng ở rạch Bà Đài cho biết: Trung bình một ngày đêm, người thợ sản xuất được 2 chiếc xuồng, tiền công mỗi chiếc cả trăm ngàn đồng. Ngoài ra, người thợ còn được bao luôn cơm, nước tại chỗ. Như vậy, mỗi người thợ có mức thu nhập trên 120.000đ/ngày...
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn đấu mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP lên 8.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2013.

Một cửa hàng khác trên đường Nguyễn Tri Phương đang bày bán bưởi hồ lô cho hay, hiện nay người tiêu dùng đang mua bưởi hồ lô khá nhiều, không chỉ tiêu thụ ở TPHCM mà nhiều người mua cho biết đóng hàng gửi ra Hà Nội cho người thân.

Hàm Yên (Tuyên Quang) hiện có hơn 2.200 ha cam cho thu hoạch. Vụ cam năm nay Hàm Yên ước thu 27.000 tấn quả, đạt giá trị 250 tỷ đồng, tăng gần gấp hai vụ cam năm ngoái; nhiều nhất là Tân Thành trên 10.000 tấn; Yên Thuận gần 3.500 tấn; Yên Lâm 4.100 tấn; Minh Khương 3.000 tấn…

Trên các bãi bồi dọc sông Trà Khúc, thời điểm này bước vào vụ trồng dưa hấu. Chủ nhân của những đồng dưa ấy đến từ xã Bình Chương (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Bằng kinh nghiệm “nghề dưa”, họ đoán rằng, sau lũ lớn, vùng đất giữa lòng sông Trà chắc chắn sẽ tốt tươi. Và thế là họ đến đây thuê đất, bám sông, trồng dưa và đợi mong ngày dưa chín.

Thị trường Tết đang vào cao điểm. Đây là cơ hội cho nhà vườn “tung ra” chợ Tết các loại trái cây đặc sản sau bao ngày bỏ công xử lý, chăm sóc.