Làng Hoa Phó Thọ Vào Vụ Tết

Nếu thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa, mỗi năm trừ chi phí người trồng hoa tại đây cũng kiếm được 50 – 60 triệu đồng tiền Tết.
Trong những ngày này, nếu có dịp về khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ (còn được gọi là làng hoa Phó Thọ- Bà Bộ vốn là làng hoa truyền thống lâu đời tại đất Tây Đô), chúng ta sẽ thấy cảnh nhộn nhịp, tất bật của nông dân nơi đây khi bước vào vụ hoa tết.
Khắp nơi đâu đâu cũng thấy nhà nhà trồng hoa. Nhà đất ít thì tận dụng khoảnh đất nhỏ trước sân trồng vài trăm chậu; nhà có đất rộng (chừng vài công) trồng trên ngàn chậu. Nhìn những giàn tre cao khỏi mặt đất trên đó chất đầy những chậu hoa chưa trổ bông với màu xanh trải dài mát mắt.
Đến thăm anh Nguyễn Văn Có (Sáu Có), ngụ tại Khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ được biết, Tết năm nay anh chuẩn bị trồng những loại hoa như vạn thọ, cúc lùn, cát tường…, tổng cộng khoảng 4.000 giỏ các loại.
Theo anh, trồng hoa cũng như “cá cược”, năm ăn năm thua. Nếu thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa, mỗi năm trừ chi phí cũng kiếm được 50 – 60 triệu đồng; nếu thất mùa thì lấy công làm lời, đủ tiền ăn tết là may mắn lắm rồi.
Riêng năm nay, thời tiết thuận lợi vì mùa mưa chấm dứt sớm, nhưng lại thêm nỗi lo là sợ hoa trổ sớm. Về giá cả vật tư nguyên liệu có tăng nhẹ. Tại thời điểm này khó mà đoán biết thị trường hoa tết năm nay sẽ ra sao.
Ông Huỳnh Thanh Cần, Phó Chủ nhiệm làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ cho biết, năm nay vườn ươm nơi đây sản xuất và cung ứng khoảng 70.000 cây giống các loại cho thị trường. Hiện người trồng hoa chỉ biết cầu mong “mưa thuận gió hòa” đề làng hoa Phó Thọ trúng mùa được giá, hưởng cái tết 2015 trọn vẹn, ấm no, hạnh phúc.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/lang-hoa-pho-tho-vao-vu-tet-post134986.html
Có thể bạn quan tâm

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.