Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làng Bò Lai Vĩnh Thọ (Bình Định)

Làng Bò Lai Vĩnh Thọ (Bình Định)
Ngày đăng: 12/03/2014

Theo số liệu điều tra mới đây của Hội Nông dân xã Vĩnh Hiệp (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định), thôn Vĩnh Thọ có đến 98% số hộ chăn nuôi bò, trong đó tỉ lệ bò lai trong thôn chiếm 97% tổng đàn.

Theo ông Nguyễn Nghiêm, Trưởng thôn Vĩnh Thọ: Cũng như nhiều địa phương khác ở miền núi, đời sống của người dân Vĩnh Thọ trước đây hết sức khó khăn do diện tích đất nông nghiệp ít, trình độ sản xuất kém, thu nhập hằng năm thấp.

Từ hơn chục năm trở lại đây, người dân đã phát triển mạnh phong trào chăn nuôi bò lai và bước đầu đã có được nguồn thu nhập ổn định. Toàn thôn có 161 hộ thì có đến 157 hộ chăn nuôi bò, hộ nuôi ít nhất cũng vài ba con, hộ nuôi nhiều gần 40 con. Tổng đàn bò trong thôn tại thời điểm này là 585 con.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp, cho biết: Từ chỗ tỉ lệ bò lai không quá 10% vào năm 1995, nhờ thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò, Vĩnh Thọ hiện có tỉ lệ bò lai vào hàng cao nhất huyện.

Ở Vĩnh Thọ, việc chăn nuôi bò lai không chỉ được quan tâm đến việc tạo giống mà bà con đã chú ý đến quy trình chăn nuôi bán thâm canh, ngoài thức ăn xanh trên đồng bãi, bà con đã bổ sung thêm thức ăn tinh tại chuồng để bò có điều kiện phát huy ưu thế lai, và đây cũng là nền tảng để Vĩnh Thọ phát triển chăn nuôi bò thịt năng suất cao nhiều năm qua.

Ông Phạm Văn Mãi bắt đầu chăn nuôi bò từ năm 1990, lúc đầu chỉ chăn nuôi vài ba con để lấy phân bón ruộng. Từ năm 1997 huyện Vĩnh Thạnh triển khai chương trình lai tạo đàn bò, ông đầu tư nuôi bò lai.

Trong gần 10 năm qua, đàn bò của gia đình ông ổn định từ 25 đến 30 con, trong đó luôn có ít nhất 10 con bò cái nền mỗi năm sinh sản chục con bê, sau 7 tháng nuôi mỗi con bê có giá khoảng 10 triệu đồng. “Bây giờ nhu cầu bò thịt cũng rất lớn nên việc bán bò cũng chẳng khó khăn gì. Mỗi năm tui bán chừng 10 con nghé và vài con bò thịt, thu về từ 150 - 170 triệu đồng” - ông Mãi nói.

Ngoài nguồn thu từ bán bò, người dân còn làm phân chuồng bón cây và bán cho người làm vườn. “Nếu nuôi bò đàn thì nguồn phân bò cũng đem lại thu nhập đáng kể. Với đàn bò chừng 10 con trở lên thì mỗi tháng tiền bán phân bò cũng được vài triệu, đủ chi phí thuê người chăn thả” - ông Mãi nói thêm.

Hiện nay rất nhiều hộ trong thôn đã có mức thu nhập từ 70 đến 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi bò lai. Nhiều hộ thoát nghèo nhờ nuôi bò lai. Có thể nói việc phát triển mạnh phong trào chăn nuôi bò lai ở thôn Vĩnh Thọ đã góp phần tích cực để ổn định đời sống của bà con ở đây.

Ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Phát triển đàn bò, đặc biệt là nâng cao tỉ lệ bò lai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Đây là một trong những hướng sản xuất phù hợp với điều kiện, tập quán sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững và quan trọng là có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Trong đó thôn Vĩnh Thọ là một điển hình trong phong trào chăn nuôi bò lai của huyện Vĩnh Thạnh và là một điển hình trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Thạnh.


Có thể bạn quan tâm

Đặc Sản Gạo Già Dui Xín Mần Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu Đặc Sản Gạo Già Dui Xín Mần Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

14/10/2014
Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

14/10/2014
Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

14/10/2014
Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.

14/10/2014
Những Nông Dân Những Nông Dân "Vàng" Xứ Quảng

Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.

14/10/2014