Lần Đầu Tiên Chế Biến Thành Công Rượu Vang Thanh Long

Dự kiến đến tháng 12/2014, sản phẩm rượu vang thanh long sẽ chính thức đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sản xuất 40.000 lít rượu vang/năm
Cuối tuần qua, tại ấp Long Thành, xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An) đã diễn ra lễ khai trương Cơ sở sản xuất rượu vang thanh long, do Cty TNHH MTV Sản xuất rượu vang thanh long tổ chức.
Ông Trần Quốc Trọng, GĐ Cty phấn khởi cho biết, tổng kinh phí đầu tư xây dựng sơ sở khoảng 6,75 tỉ đồng, gồm ba giai đoạn: Xây dựng nhà xưởng (550 triệu đồng); Mua máy móc thiết bị hiện đại và sản xuất (4,6 tỉ đồng); Xây nhà kho lưu trữ và phân phối sản phẩm (1,6 tỉ đồng).
Khi đi vào sản xuất, công suất sẽ đạt 40.000 lít rượu vang/năm, giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm thanh long của địa phương không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu để lần đầu tiên tạo ra sản phẩm rượu vang thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Dự kiến đến tháng 12/2014, sản phẩm rượu vang thanh long sẽ chính thức đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Tại lễ khai trương, ông Peter Jonker, một chủ DN lớn kinh doanh các mặt hàng rau quả quốc tế đã nhận lời hợp tác đưa sản phẩm rượu vang thanh long xuất khẩu qua Úc.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam sẽ đối mặt với việc bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam. Với 11.000 dòng thuế sẽ được cắt giảm để tiến về mức 0% khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cảnh báo bên cạnh lợi thế nông nghiệp, Việt Nam sẽ đối mặt với bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam.

Trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có rất nhiều hộ bắt ốc bươu vàng vựa lại làm thức ăn trong chăn nuôi. Bà con rào lưới lại trên bờ và đổ ốc vào để đến mùa khô không còn ốc ngoài đồng thì mới đem ốc này ra làm thức ăn cho gia cầm, lươn, cá…

Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.

Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.