Lần Đầu Tiên Chế Biến Thành Công Rượu Vang Thanh Long

Dự kiến đến tháng 12/2014, sản phẩm rượu vang thanh long sẽ chính thức đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sản xuất 40.000 lít rượu vang/năm
Cuối tuần qua, tại ấp Long Thành, xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An) đã diễn ra lễ khai trương Cơ sở sản xuất rượu vang thanh long, do Cty TNHH MTV Sản xuất rượu vang thanh long tổ chức.
Ông Trần Quốc Trọng, GĐ Cty phấn khởi cho biết, tổng kinh phí đầu tư xây dựng sơ sở khoảng 6,75 tỉ đồng, gồm ba giai đoạn: Xây dựng nhà xưởng (550 triệu đồng); Mua máy móc thiết bị hiện đại và sản xuất (4,6 tỉ đồng); Xây nhà kho lưu trữ và phân phối sản phẩm (1,6 tỉ đồng).
Khi đi vào sản xuất, công suất sẽ đạt 40.000 lít rượu vang/năm, giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm thanh long của địa phương không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu để lần đầu tiên tạo ra sản phẩm rượu vang thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Dự kiến đến tháng 12/2014, sản phẩm rượu vang thanh long sẽ chính thức đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Tại lễ khai trương, ông Peter Jonker, một chủ DN lớn kinh doanh các mặt hàng rau quả quốc tế đã nhận lời hợp tác đưa sản phẩm rượu vang thanh long xuất khẩu qua Úc.
Có thể bạn quan tâm

Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.

Vấn đề quan trọng hiện nay là việc triển khai đề án này cần được thực hiện như thế nào. NTNN đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý.

Ông Lê Thành Nam - Chủ tịch UBND xã Giao Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, sau Tết Nguyên đán - 2013, nắng nóng kéo dài khiến 48 ao nuôi tôm bị thiệt hại khoảng 37ha. Hầu hết tôm nuôi công nghiệp dễ bị chết, tôm nuôi quảng canh ít chết, không tốn thức ăn.

Xóm 5 Kim Tân, xã Kim Sơn (Định Hoá) có 62 hộ thì có gần một nửa thuộc diện nghèo và cận nghèo, 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn do thiếu đất và nước sản xuất. Việc làm giàu trên chính mảnh đất khó này lâu nay vẫn được xem như một kỳ tích và người làm lên kỳ tích đó chính là gia đình anh Lường Xuân Quý với mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi.

Gần đây, tại TP.HCM nhiều mặt hàng thủy hải sản được bày bán trên sạp tạm, xe đẩy bên lề đường với số lượng khá lớn và giá rẻ hơn cả giá bán sỉ.