Làm VietGAP Cho Ổi

Công ty TNHH trái cây Long Khánh (TX.Long Khánh - Đồng Nai) chuyên cung cấp hàng cho các hệ thống siêu thị lớn, như: BigC, Co.opMart với doanh thu mỗi tháng đạt cả tỷ đồng. Giám đốc công ty là anh Huỳnh Văn Hải, người đã bỏ nhiều công sức xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản của địa phương.
Anh Hải chia sẻ lý do làm VietGAP cho trái ổi Long Khánh: “Gia đình, họ hàng mình đều là nông dân. Làm ra 1 trái chín rất cực công, nâng niu từng chút nhưng luôn chịu thiệt thòi vì thị trường rất bấp bênh. Trái ổi Bảo Quang có lợi thế trái to, hình thức đẹp, chất lượng ngon nhưng chưa có chỗ đứng trên thị trường vì không có thương hiệu.”
* Người “vác tù và”
Vốn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại một tổng công ty nhà nước với mức thu nhập tốt, nhưng suốt một thời gian dài, cuối tuần nào anh cũng chạy về quê ở Long Khánh thuyết phục nông dân làm VietGAP cho trái ổi Bảo Quang. “Thời gian đầu, mọi người cứ tưởng mình thất nghiệp bày chuyện ra làm. Cha mẹ cũng cản vì sợ tai tiếng với bà con chòm xóm”- anh Hải nói đùa. Suốt thời gian dài, anh luôn “bám sát” nông dân, khi đến tận nhà, khi tỉ tê trên bàn nhậu mới thuyết phục được 29 hộ trồng ổi tham gia.
Anh tự bỏ kinh phí lấy mẫu đất, nước, trái cây… gởi đi thử nghiệm, kết quả đều đạt chuẩn mới tìm đến tận nơi làm chứng nhận VietGAP nộp thủ tục, hồ sơ. Vậy mà phải kéo dài hơn 1 năm với bao chuyến ngược xuôi mới được công nhận. “Lúc đó, đa số nông dân đều rút lui vì thấy quá phiền phức. Mình tới “năn nỉ”, bị người dân lánh mặt. Kiên trì thuyết phục, cuối cùng chỉ còn lại hơn 10 hộ”- anh Hải chia sẻ.
* Tạo thương hiệu cho trái cây
Năm 2012, anh Hải thành lập DN cùng thời điểm trái ổi Bảo Quang được công nhận VietGAP. Tuy có chứng nhận sản phẩm sạch nhưng siêu thị vẫn e ngại, chỉ đặt số lượng nhỏ vì ổi VietGAP cao giá hơn. “Suốt 1 tháng trời, công ty toàn bù lỗ vì mỗi ngày chỉ giao được 50 - 70 kg ổi vào siêu thị. Đến cuối tháng, sản lượng cung cấp tăng lên 500 kg. Hiện trái ổi sạch cũng chỉ mới tiêu thụ được tại một số siêu thị lớn ở trung tâm thành phố nhưng sản lượng đã tăng lên 1,5 tấn/tháng. Tuy mới chỉ đạt hiệu quả bước đầu nhưng cũng đã khẳng định rằng, sản phẩm sạch rồi sẽ có chỗ đứng trên thị trường” - anh Hải nói.
Giai đoạn rộ mùa, sản lượng trái cây công ty cung cấp cho siêu thị tăng gấp 3 - 4 lần so với các tháng còn lại. Từ sáng tới khuya, anh Hải không lúc nào rời được chiếc điện thọai vì phải nhận phản hồi từ cả người bán, người mua. Theo anh Hải: “Mỗi trái ổi VietGAP trên kệ siêu thị không chỉ được sản xuất theo quy trình sạch mà trong khâu đóng gói cũng được chọn lựa từng trái để đảm bảo không một chỗ sâu, vết bẩn. Với các loại trái cây khác, mình cũng rất kỹ về nguồn gốc, chất lượng, vì đây chính là nền tảng uy tín của.” Khát vọng của giám đốc công ty trẻ này là tạo dựng được thương hiệu cho nông sản để mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các loại đặc sản địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

Tuy cây tam thất có giá trị kinh tế cao, điều kiện thổ nhưỡng ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) phù hợp, nhưng người dân nơi đây cần phải thận trọng khi mở rộng diện tích trồng loài cây này bởi sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.