Làm trước các tiêu chí không vốn

Chỉ những công trình đang gấp rút hoàn thành như sân trạm y tế, xây nhà học vụ của trường…, ông Nguyễn Công Quế - Chủ tịch UBND xã Tiến Hưng, TX.Đồng Xoài cho biết: “Cùng với những công trình trên, tại các tổ, xóm người dân còn thi đua làm đường giao thông, khiến xã chẳng khác nào một đại công trường.
Cũng nhờ vậy mà xã đã hoàn thành bê tông, nhựa hóa hơn 36km đường trục thôn, ngõ, xóm (đạt 100% chỉ tiêu); nhựa hóa đường trục xã, liên xã 20km”.
Còn tại xã Minh Thành (huyện Chơn Thành), ông Phạm Đình Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, đến tháng 6.2015 xã vẫn còn 3 tiêu chí chưa đạt là: Đường giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa.
“Ngay sau khi được cấp trên rót vốn, chúng tôi đã đẩy nhanh thực hiện 3 tiêu chí trên và đến nay đã cơ bản đạt chuẩn” - ông Tùng nói.
Theo ông Huỳnh Văn Nghĩa - Chi cục trưởng Chi cục PTNNNT Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước, giai đoạn I, tỉnh có 21 xã điểm xây dựng nông thôn mới.
Cái khó nhất mà nơi nào cũng gặp là nguồn vốn để làm đường, xây trường học, cơ sở văn hóa.
Vì thế đến nay tỉnh mới có 3 xã đạt chuẩn là Tiến Hưng, Minh Thành và Tân Lập.
Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới, ông Quế cho biết, xác định được khó khăn về nguồn vốn nên xã Tiến Hưng đã chọn ra các tiêu chí “không vốn” để làm trước.
Ví dụ tiêu chí môi trường tuy khó, nhưng không cần nhiều vốn nên xã triển khai trước vì nó liên quan đến nhận thức của người dân, một khi đã thay đổi được nhận thức thì sẽ đạt được nhiều kết quả.
Lúc đầu xã vận động mỗi nhà dân phải có 1 thùng rác, sau đó 6/6 khu dân cư thành lập tổ thu gom rác thải.
“Đến năm 2013, chúng tôi đã thực hiện thành công tiêu chí môi trường, không còn tình trạng người dân vứt rác hoặc để rác trước cổng nhà” - ông Quế khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Phú Yên có đội tàu hùng hậu với 585 chiếc chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương. Nghề đánh bắt cá ngoài khơi xa tạo mối liên kết, cứ 100 tàu cá là bạn hàng của một công ty, doanh nghiệp thu mua. Khi đội tàu đánh bắt về, các công ty “săn” cá ngừ đại dương chất lượng “hàng bay” để thu lợi, tuy nhiên mặt hàng này rất khan hiếm.

Cá đồng từ lâu được xem là đặc sản của đất rừng U Minh; tuy nhiên sản lượng cá đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do công tác quản lý và bảo vệ chưa thật sự hiệu quả, tình trạng bắt bằng phương pháp “xiệt điện” cũng khiến một lượng lớn cá giống bị hủy diệt. Tình trạng bắt cá non trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh.

Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh sở hữu nhiều tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Thế nhưng, việc sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản tại chỗ trên địa bàn tỉnh hiện còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.

Dẫn đầu cả nước về số tàu thuyền cũng như sản lượng thủy sản được khai thác, đánh bắt nhưng khi nhắc đến Quảng Ngãi, người ta lại nghĩ ngay đến… thợ lặn hoặc các đôi tàu giã cào cao tốc, những nghề vốn không được khuyến khích phát triển hiện nay.

Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.