Làm trước các tiêu chí không vốn

Chỉ những công trình đang gấp rút hoàn thành như sân trạm y tế, xây nhà học vụ của trường…, ông Nguyễn Công Quế - Chủ tịch UBND xã Tiến Hưng, TX.Đồng Xoài cho biết: “Cùng với những công trình trên, tại các tổ, xóm người dân còn thi đua làm đường giao thông, khiến xã chẳng khác nào một đại công trường.
Cũng nhờ vậy mà xã đã hoàn thành bê tông, nhựa hóa hơn 36km đường trục thôn, ngõ, xóm (đạt 100% chỉ tiêu); nhựa hóa đường trục xã, liên xã 20km”.
Còn tại xã Minh Thành (huyện Chơn Thành), ông Phạm Đình Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, đến tháng 6.2015 xã vẫn còn 3 tiêu chí chưa đạt là: Đường giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa.
“Ngay sau khi được cấp trên rót vốn, chúng tôi đã đẩy nhanh thực hiện 3 tiêu chí trên và đến nay đã cơ bản đạt chuẩn” - ông Tùng nói.
Theo ông Huỳnh Văn Nghĩa - Chi cục trưởng Chi cục PTNNNT Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước, giai đoạn I, tỉnh có 21 xã điểm xây dựng nông thôn mới.
Cái khó nhất mà nơi nào cũng gặp là nguồn vốn để làm đường, xây trường học, cơ sở văn hóa.
Vì thế đến nay tỉnh mới có 3 xã đạt chuẩn là Tiến Hưng, Minh Thành và Tân Lập.
Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới, ông Quế cho biết, xác định được khó khăn về nguồn vốn nên xã Tiến Hưng đã chọn ra các tiêu chí “không vốn” để làm trước.
Ví dụ tiêu chí môi trường tuy khó, nhưng không cần nhiều vốn nên xã triển khai trước vì nó liên quan đến nhận thức của người dân, một khi đã thay đổi được nhận thức thì sẽ đạt được nhiều kết quả.
Lúc đầu xã vận động mỗi nhà dân phải có 1 thùng rác, sau đó 6/6 khu dân cư thành lập tổ thu gom rác thải.
“Đến năm 2013, chúng tôi đã thực hiện thành công tiêu chí môi trường, không còn tình trạng người dân vứt rác hoặc để rác trước cổng nhà” - ông Quế khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên.