Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh

Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh
Ngày đăng: 26/11/2015

Rồi Dự án phát triển bảo tồn nguồn cây sâm giống gốc, Dự án nghiên cứu thực địa phân lô theo từng tiểu khu rừng cho người dân và doanh nghiệp thuê môi trường rừng trồng sâm.

Để thực hiện những công việc đó hài hòa giữa các mối quan hệ, không để xảy ra tranh chấp, tạo sự đồng thuận phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh quả là một “núi” công việc.

Đặc biệt để cho cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam có tấm thẻ căn cước - tấm thẻ thông hành có thể vươn ra khắp thị trường trong nước và quốc tế mà không bị thổi còi, đòi hỏi Quảng Nam và Kon Tum - hai địa phương sở hữu giống sâm Ngọc Linh quý hiếm thuộc loại bậc nhất thế giới cùng nhau phối hợp xây dựng đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Vậy chỉ dẫn địa lý là gì? Theo ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH&CN, người trực tiếp làm công việc này, nói nôm na đó là làm “thẻ căn cước” cho cây sâm.

Chỉ dẫn cung cấp thông tin về những đặc tính vốn có, nơi sinh trưởng, phát triển của loài cây, màu sắc, tính chất mùi vị đều được ghi đầy đủ để chứng minh rằng chỉ ở nơi đó, vùng đất có khí hậu thổ nhưỡng đó mới cho ra được sản phẩm có chất lượng riêng có mà không nơi nào có được.

Chỉ dẫn địa lý là khẳng định cái không giống nhau của các loại cùng loài, để tránh kẻ gian làm hàng giả xen vào.

Hiện Sở KH&CN Quảng Nam và Sở KH&CN Kon Tum đang phối hợp chặt chẽ xúc tiến các bước cho chỉ dẫn địa lý củ sâm Ngọc Linh gồm các bước theo thứ tự ưu tiên:

Thứ nhất, xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn; thứ hai, xây dựng bản đồ chỉ đẫn địa lý; thứ ba, xây dựng tem nhãn và phương tiện quảng bá thương hiệu chỉ dẫn địa lý; thứ tư hiệu quả, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý.

Theo đó, hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum tiến hành khảo sát thực địa, công việc này sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Các công đoạn còn lại sẽ xúc tiến làm khẩn trương trong năm 2016, phấn đấu đến tháng 11.

2016 sẽ hoàn chỉnh trình lên Bộ KH&CN xem xét thẩm định nghiệm thu.

Được biết, chi phí cho dự án này gần 1 tỉ đồng, một số tiền không lớn nhưng sẽ làm cho củ sâm Ngọc Linh có giá trị thương hiệu vô giá.

Khi chỉ dẫn địa lý về củ sâm Ngọc Linh được đăng ký và được Bộ KH&CN cấp chứng chỉ, cùng với chỉ dẫn địa lý cho vỏ quế Trà My được công nhận trước đó, huyện Nam Trà My sẽ sở hữu 2 loại giống cây đặc hữu mà không nơi nào có được đó là ngọc quế và sâm Ngọc Linh.

Điều này tạo cơ sở để Nam Trà My phát triển vùng dược liệu đặc hữu quy hiếm đẳng cấp quốc gia và khu vực.

Đây chính là tiền đề, là động lực đưa Nam Trà My nhanh chóng thoát nghèo vươn lên làm giàu từ tiềm năng sẵn có của mình.


Có thể bạn quan tâm

Bền Vững Là Yếu Tố Hàng Đầu Bền Vững Là Yếu Tố Hàng Đầu

Thoạt nghe, không ít người thấy lạ vì dường như đang “đi ngược” với định hướng, quy hoạch phát triển cà phê - cây “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của Mường Ảng.

03/03/2014
Giữ Uy Tín Để Phát Triển Bền Vững Cây Cam Sành Giữ Uy Tín Để Phát Triển Bền Vững Cây Cam Sành

Có thể nói, dù không phải là năm được đánh giá cao về sản lượng, nhưng giá cả và mức độ tiêu thụ mùa cam 2013 đã làm hài lòng người trồng cam. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, trung bình giá cam mùa 2013 đạt từ 18.000 – 20.000đ/kg; giá bán của trái cam sành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt từ 23.000 – 25.000đ/kg.

03/03/2014
Huyện Quang Bình Khẩn Trương Gieo Trồng Các Loại Cây Vụ Đông Xuân Huyện Quang Bình Khẩn Trương Gieo Trồng Các Loại Cây Vụ Đông Xuân

Vụ Đông-xuân năm 2014, theo kế hoạch, huyện Quang Bình gieo cấy với tổng diện tích lúa 2.394,24 ha, cơ cấu giống mới chiếm trên 90% diện tích, chủ yếu là giống Nhị ưu 838, HKT99, BG1, BC15.

03/03/2014
Thu Lợi Hơn 700 Triệu Đồng Từ 2 Ao Tôm Chân Trắng Thu Lợi Hơn 700 Triệu Đồng Từ 2 Ao Tôm Chân Trắng

Trong những ngày đầu năm mới, một hộ nuôi tôm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã thu lợi nhuận hơn 700 triệu đồng từ bán tôm thẻ chân trắng.

03/03/2014
Ngư Dân Tiếp Tục Ra Khơi Bám Biển Ngư Dân Tiếp Tục Ra Khơi Bám Biển

Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân Khánh Hòa trong thời gian qua gặp không ít khó khăn, chính vì vậy, nhiều tàu thuyền buộc phải nằm bờ để tránh việc thua lỗ. Tuy nhiên, sau một thời gian nằm bờ, đến nay, nhiều tàu cá bắt đầu ra khơi đánh bắt trong vụ cá chính của năm.

03/03/2014