Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh

Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh
Ngày đăng: 26/11/2015

Rồi Dự án phát triển bảo tồn nguồn cây sâm giống gốc, Dự án nghiên cứu thực địa phân lô theo từng tiểu khu rừng cho người dân và doanh nghiệp thuê môi trường rừng trồng sâm.

Để thực hiện những công việc đó hài hòa giữa các mối quan hệ, không để xảy ra tranh chấp, tạo sự đồng thuận phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh quả là một “núi” công việc.

Đặc biệt để cho cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam có tấm thẻ căn cước - tấm thẻ thông hành có thể vươn ra khắp thị trường trong nước và quốc tế mà không bị thổi còi, đòi hỏi Quảng Nam và Kon Tum - hai địa phương sở hữu giống sâm Ngọc Linh quý hiếm thuộc loại bậc nhất thế giới cùng nhau phối hợp xây dựng đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Vậy chỉ dẫn địa lý là gì? Theo ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH&CN, người trực tiếp làm công việc này, nói nôm na đó là làm “thẻ căn cước” cho cây sâm.

Chỉ dẫn cung cấp thông tin về những đặc tính vốn có, nơi sinh trưởng, phát triển của loài cây, màu sắc, tính chất mùi vị đều được ghi đầy đủ để chứng minh rằng chỉ ở nơi đó, vùng đất có khí hậu thổ nhưỡng đó mới cho ra được sản phẩm có chất lượng riêng có mà không nơi nào có được.

Chỉ dẫn địa lý là khẳng định cái không giống nhau của các loại cùng loài, để tránh kẻ gian làm hàng giả xen vào.

Hiện Sở KH&CN Quảng Nam và Sở KH&CN Kon Tum đang phối hợp chặt chẽ xúc tiến các bước cho chỉ dẫn địa lý củ sâm Ngọc Linh gồm các bước theo thứ tự ưu tiên:

Thứ nhất, xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn; thứ hai, xây dựng bản đồ chỉ đẫn địa lý; thứ ba, xây dựng tem nhãn và phương tiện quảng bá thương hiệu chỉ dẫn địa lý; thứ tư hiệu quả, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý.

Theo đó, hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum tiến hành khảo sát thực địa, công việc này sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Các công đoạn còn lại sẽ xúc tiến làm khẩn trương trong năm 2016, phấn đấu đến tháng 11.

2016 sẽ hoàn chỉnh trình lên Bộ KH&CN xem xét thẩm định nghiệm thu.

Được biết, chi phí cho dự án này gần 1 tỉ đồng, một số tiền không lớn nhưng sẽ làm cho củ sâm Ngọc Linh có giá trị thương hiệu vô giá.

Khi chỉ dẫn địa lý về củ sâm Ngọc Linh được đăng ký và được Bộ KH&CN cấp chứng chỉ, cùng với chỉ dẫn địa lý cho vỏ quế Trà My được công nhận trước đó, huyện Nam Trà My sẽ sở hữu 2 loại giống cây đặc hữu mà không nơi nào có được đó là ngọc quế và sâm Ngọc Linh.

Điều này tạo cơ sở để Nam Trà My phát triển vùng dược liệu đặc hữu quy hiếm đẳng cấp quốc gia và khu vực.

Đây chính là tiền đề, là động lực đưa Nam Trà My nhanh chóng thoát nghèo vươn lên làm giàu từ tiềm năng sẵn có của mình.


Có thể bạn quan tâm

Giàu Lên Nhờ Cá Ngừ Đại Dương Giàu Lên Nhờ Cá Ngừ Đại Dương

Nhờ phát triển nghề câu cá ngừ đại dương đạt hiệu quả mà hiện nay, hàng trăm hộ ngư dân ở Phú Yên đã nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống và một số đã thực sự giàu lên.

15/05/2012
Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông

Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Văn Luông có tổng diện tích tự nhiên 2.778ha, dân số 7.028 người/1.733 hộ được chia thành 17 khu dân cư. Nhiều năm nay đời sống kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng chè

29/07/2011
GL101- Giống Lúa Cực Ngắn Ngày GL101- Giống Lúa Cực Ngắn Ngày

Giống lúa GL101 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo, chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ vụ xuân 2007, đã qua khảo nghiệm quốc gia được đánh giá là giống có triển vọng tốt.

31/05/2012
Kỹ Thuật Trồng Cỏ VA06 Kỹ Thuật Trồng Cỏ VA06

Cỏ VA06 như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 – 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ được 25 – 30 nhánh/năm với hệ số nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, hệ số nhân trên 500 lần.

15/05/2012
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Sầm Sơn Thanh Hóa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Sầm Sơn Thanh Hóa

Với 200 m2 bể xi măng nuôi cá lóc, từ nhiều năm nay anh Ngô Hữu Hòa – thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã thu hoạch từ 15 - 16 tấn cá thương phẩm mỗi năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

16/05/2012