Lâm Thao tự tin cạnh tranh trước TPP

Trước bối cảnh này, lãnh đạo Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vẫn tự tin khẳng định sẽ tiếp tục sát cánh cùng bà con nông dân.
hú trọng chất lượng, tính cạnh tranh
Bên lề Festivai Nông nghiệp 2015 (diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 – 29.10), ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao khẳng định: Mục tiêu sắp tới của công ty vẫn là tiếp tục phát triển sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý để cung cấp cho bà con nông dân.
Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Lâm Thao (thứ 3 từ phải) nhận quà lưu niệm từ ban tổ chức Festival Nông nghiệp 2015.
Theo ông Hồng, Lâm Thao sẽ vẫn tiếp tục thực hiện mô hình bán phân bón trả chậm cho bà con nông dân.
Mô hình này thời gian qua tạo hiệu ứng khá tốt, nhất là nơi vùng sâu vùng xa.
Nơi đó bà con rất thiếu vốn sản xuất, nhờ có mô hình này, bà con đến các cấp hội nông dân đăng ký mua và nhận phân bón, cuối vụ bán sản phẩm xong mới trả tiền mua hàng lại cho công ty.
Nhờ mô hình này, nhiều bà con yên tâm sản xuất và thoát nghèo.
“Qua các hội chợ, triển lãm, chúng tôi cũng có các chương trình từ thiện, công tác xã hội hỗ trợ phân bón cho nông dân; trao học bổng hỗ trợ con em nông dân nghèo học giỏi; hoặc tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương…” – ông Hồng nói.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường đang có nhiều hàng giả, hàng nhái thương hiệu của Lâm Thao, việc chú trọng đến vấn đề chất lượng và bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả cũng được công ty đặt lên hàng đầu.
“Chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với hội nông dân các cấp để tuyên truyền, hướng dẫn bà con sử dụng phân bón sao cho hiệu quả nhất.
Tiếp tục cung cấp phân bón cho các mô hình trình diễn để bà con nông dân vừa được tập huấn vừa có sự đối chứng sự khác biệt chất lượng giữa phân bón Lâm Thao với các loại phân bón khác” – ông Hồng cho biết.
Sẵn sàng đón nhận TPP
"Hiện TPP chưa ảnh hưởng nhiều tới công ty do sản phẩm của công ty đang được bà con tin dùng vì thương hiệu tốt, chất lượng và giá thành hợp lý.
Còn khi phân bón nước ngoài nhập vào nhiều sẽ có cạnh tranh tương đối lớn nhưng chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị mọi nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, có sức cạnh tranh trên sân nhà”.
Ông Vũ Xuân Hồng
Với việc Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết, ông Hồng khẳng định Công ty Lâm Thao đã sẵn sàng để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức mà hiệp định này mang lại.
“Hiện TPP chưa ảnh hưởng nhiều tới công ty do sản phẩm của công ty đang được bà con tin dùng vì thương hiệu tốt, chất lượng và giá thành hợp lý.
Còn khi phân bón nước ngoài nhập vào nhiều sẽ có cạnh tranh tương đối lớn nhưng chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị mọi nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, có sức cạnh tranh trên sân nhà” – ông Hồng tự tin nói.
Theo ông Hồng, việc liên kết sản xuất theo chương trình 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước) sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Tthời gian qua, Lâm Thao đang từng bước thực hiện chương trình này.
Chương trình cánh đồng lớn, phối hợp với 4 nhà đang được công ty đẩy mạnh tiến hành ở một số tỉnh miền Bắc như: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam… bước đầu có hiệu ứng rất tốt.
Theo đó, Lâm Thao phối hợp các công ty giống, bảo vệ thực vật… để cung cấp các loại sản phẩm đầu vào tốt và giá rẻ nhất cho bà con nông dân.
Sau đó là phối hợp các nhà khoa học, trung tâm khuyến nông và các địa phương để hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sạch.
Sản phẩm làm ra với chi phí thấp nhất nhưng chất lượng tốt nhất, lại là sản phẩm sạch sẽ giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng.
Từ đó đẩy mạnh tiêu dùng trong nước và tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
Có thể bạn quan tâm

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.

Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.

Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Ông Lê Xuân Phiên, Bí thư chi bộ thôn 10, xã Thống Nhất (Bù Đăng) cho biết, toàn thôn có 168 hộ dân nhưng đã có khoảng 70% số hộ biết đa dạng hóa cây trồng trên cùng một diện tích cho hiệu quả kinh tế cao. Người dân thôn 10 chủ yếu trồng xen hồ tiêu, cà phê trong vườn điều. Một số hộ kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán cây...