Lâm Thao tự tin cạnh tranh trước TPP

Trước bối cảnh này, lãnh đạo Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vẫn tự tin khẳng định sẽ tiếp tục sát cánh cùng bà con nông dân.
hú trọng chất lượng, tính cạnh tranh
Bên lề Festivai Nông nghiệp 2015 (diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 – 29.10), ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao khẳng định: Mục tiêu sắp tới của công ty vẫn là tiếp tục phát triển sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý để cung cấp cho bà con nông dân.
Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Lâm Thao (thứ 3 từ phải) nhận quà lưu niệm từ ban tổ chức Festival Nông nghiệp 2015.
Theo ông Hồng, Lâm Thao sẽ vẫn tiếp tục thực hiện mô hình bán phân bón trả chậm cho bà con nông dân.
Mô hình này thời gian qua tạo hiệu ứng khá tốt, nhất là nơi vùng sâu vùng xa.
Nơi đó bà con rất thiếu vốn sản xuất, nhờ có mô hình này, bà con đến các cấp hội nông dân đăng ký mua và nhận phân bón, cuối vụ bán sản phẩm xong mới trả tiền mua hàng lại cho công ty.
Nhờ mô hình này, nhiều bà con yên tâm sản xuất và thoát nghèo.
“Qua các hội chợ, triển lãm, chúng tôi cũng có các chương trình từ thiện, công tác xã hội hỗ trợ phân bón cho nông dân; trao học bổng hỗ trợ con em nông dân nghèo học giỏi; hoặc tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương…” – ông Hồng nói.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường đang có nhiều hàng giả, hàng nhái thương hiệu của Lâm Thao, việc chú trọng đến vấn đề chất lượng và bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả cũng được công ty đặt lên hàng đầu.
“Chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với hội nông dân các cấp để tuyên truyền, hướng dẫn bà con sử dụng phân bón sao cho hiệu quả nhất.
Tiếp tục cung cấp phân bón cho các mô hình trình diễn để bà con nông dân vừa được tập huấn vừa có sự đối chứng sự khác biệt chất lượng giữa phân bón Lâm Thao với các loại phân bón khác” – ông Hồng cho biết.
Sẵn sàng đón nhận TPP
"Hiện TPP chưa ảnh hưởng nhiều tới công ty do sản phẩm của công ty đang được bà con tin dùng vì thương hiệu tốt, chất lượng và giá thành hợp lý.
Còn khi phân bón nước ngoài nhập vào nhiều sẽ có cạnh tranh tương đối lớn nhưng chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị mọi nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, có sức cạnh tranh trên sân nhà”.
Ông Vũ Xuân Hồng
Với việc Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết, ông Hồng khẳng định Công ty Lâm Thao đã sẵn sàng để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức mà hiệp định này mang lại.
“Hiện TPP chưa ảnh hưởng nhiều tới công ty do sản phẩm của công ty đang được bà con tin dùng vì thương hiệu tốt, chất lượng và giá thành hợp lý.
Còn khi phân bón nước ngoài nhập vào nhiều sẽ có cạnh tranh tương đối lớn nhưng chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị mọi nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, có sức cạnh tranh trên sân nhà” – ông Hồng tự tin nói.
Theo ông Hồng, việc liên kết sản xuất theo chương trình 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước) sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Tthời gian qua, Lâm Thao đang từng bước thực hiện chương trình này.
Chương trình cánh đồng lớn, phối hợp với 4 nhà đang được công ty đẩy mạnh tiến hành ở một số tỉnh miền Bắc như: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam… bước đầu có hiệu ứng rất tốt.
Theo đó, Lâm Thao phối hợp các công ty giống, bảo vệ thực vật… để cung cấp các loại sản phẩm đầu vào tốt và giá rẻ nhất cho bà con nông dân.
Sau đó là phối hợp các nhà khoa học, trung tâm khuyến nông và các địa phương để hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sạch.
Sản phẩm làm ra với chi phí thấp nhất nhưng chất lượng tốt nhất, lại là sản phẩm sạch sẽ giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng.
Từ đó đẩy mạnh tiêu dùng trong nước và tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.

Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.

Với gần 4 ngàn hécta, mía là một trong những cây trồng có diện tích lớn của Đồng Nai. Nhưng vài năm trở lại đây, nông dân kém mặn mà với cây mía vì hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi nông dân loay hoay với bài toán tìm cây trồng hiệu quả hơn, thì các nhà máy chế biến đường lại lo vì thiếu nguyên liệu sản xuất.