Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế

Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế
Ngày đăng: 18/06/2014

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

Xã Lâm Sơn có diện tích đất nông nghiệp hơn 1.000 ha, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng cùng với hệ thống nước tưới luôn được đảm bảo, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là loại cây ăn trái. Phát huy lợi thế đó, hằng năm, người dân tích cực mở rộng diện tích cây ăn trái với nhiều chủng loại, chất lượng thơm ngon.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, mỗi năm gia đình ông Phan Đình thu nhập trên 100 triệu đồng từ vườn cây ăn trái.

Nếu như năm 2005, toàn xã có 149 ha vườn cây ăn trái, đến nay đã tăng lên trên 780, ha tập trung chủ yếu ở ba thôn: Lâm Hòa, Lâm Phú và thôn Gòn 2. Đặc biệt, từ khi có Đề án Xây dựng 200 ha vườn cây ăn quả đặc sản xã Lâm Sơn theo hướng chuyên canh năm 2011-2015, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nông dân đầu tư mở rộng các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, hạn chế phát triển manh mún, nhỏ lẻ như trước.

Theo đó, nhiều chủ vườn đã quy hoạch đất đai, mạnh dạn phá bỏ vườn tạp, trồng chuyên canh, phát triển một số loại cây thế mạnh như: sầu riêng hạt lép, măng cụt, chôm chôm, mít…Đến nay, toàn xã trồng theo hướng chuyên canh 300 ha cây mít và thí điểm 50 ha vườn cây sầu riêng, măng cụt và chôm chôm.

Để trang bị kiến thức cho người dân, từ đầu năm đến nay, chính quyền xã tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc các loại cây chủ lực của địa phương thu hút trên 200 người tham gia. Bên cạnh áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân Lâm Sơn dần dần thay thế những giống cây địa phương, hiệu quả kinh tế thấp bằng những giống cao sản năng suất cao, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt.

Dẫn chúng tôi tham quan 11.000 m2 vườn cây ăn trái, ông Phan Đình, thôn Lâm Bình chia sẻ: Nhận thấy giống cây địa phương năng suất thấp, dễ sâu bệnh nên tôi phá bỏ, thay thế bằng những giống cây cao sản, năng suất cao.

Nhờ chăm sóc kỹ, áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, như: dọn sạch cỏ, giữ khoảng cách giữa cây trồng hợp lý, bảo đảm đủ nguồn nước tưới nên vườn cây ăn trái của gia đình tôi phát triển tốt, bình quân mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng từ vườn cây ăn trái.

Ngoài thế mạnh về cây ăn trái, Lâm Sơn còn có gần 400 ha mía, mì tập trung chủ yếu thôn Lập Lá. Trong quá trình sản xuất, người dân biết chọn lọc, thay thế các loại giống ở địa phương bằng các loại giống mới cho năng suất cao. Nhờ vậy, những năm gần đây, không ít nông hộ thoát nghèo nhờ trồng mía, mì.

Với giống mía KM 88-92, nông dân Lâm Sơn đã thu hoạch đạt năng suất bình quân 136 tấn/ha. Để giúp nông dân nâng cao năng suất cây mía, thời gian tới, Phòng Nông nghiệp huyện tiếp tục hỗ trợ giống mía DLM 24 thuộc dòng lai Mỹ, có sức chịu hạn tốt, chữ đường cao hơn giống cũ. Riêng cây mì, nông dân trồng giống KM 94, KM 228, năng suất bình quân đạt 28 tấn/ha.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đầu năm nay Tập đoàn Cheiljedang Corporation Hàn Quốc tại Việt Nam hợp tác với địa phương phát triển 50 ha vùng nguyên liệu ớt trên địa bàn. Hiện nay, xã đang trồng thí điểm trên 1 ha ớt ở thôn Tầm Ngân, đang phát triển khá tốt. Đây là hướng đi mới, giúp nông dân Lâm Sơn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

19/07/2014
Giống OM 5451 Khan Hàng Giống OM 5451 Khan Hàng

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

05/12/2014
Huyện Cao Phong (Hòa Bình) Trồng Mới 100 Ha Cam, Quýt Huyện Cao Phong (Hòa Bình) Trồng Mới 100 Ha Cam, Quýt

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.

19/07/2014
Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

05/12/2014
Giá Dừa Giảm Nhẹ Giá Dừa Giảm Nhẹ

Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.

19/07/2014