Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Phòng Máy Lạnh Nuôi Lợn

Làm Phòng Máy Lạnh Nuôi Lợn
Ngày đăng: 21/11/2013

Với quyết định táo bạo làm phòng máy lạnh nuôi lợn, thu nhập của chị Ngô Thị Chúc (46 tuổi) ở thôn Nam Sơn, Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã tăng gấp đôi.

Lập gia đình, chồng làm ở xã, lương ba cọc, ba đồng, chị Chúc làm đủ thứ việc mà gia cảnh vẫn túng bấn. Khi 3 đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống càng khó khăn hơn. “Trong đầu tôi lúc nào cũng suy nghĩ phải làm cái gì đó để chồng con bớt túng thiếu, chứ sống thế này khổ quá”- chị Chúc kể.

Đưa hoa cúc về đồi hoang

Một lần lên Đà Lạt thăm người quen, thấy bà con ở đây trồng hoa cung cấp cho cả nước, chị nghĩ sao mình không mua giống về quê trồng. “ND quê tôi trồng trọt đã quen nhưng trồng hoa thì chưa bao giờ. Nhiều người can lắm nhưng tôi vẫn quyết tâm làm”. Chị mua giống hoa cúc về quê kiếm đất trồng thử. Trồng qua vài vụ là chị quen và quyết định?thuê 13.500m2 đất lâu nay để hoang trong thời hạn 50 năm để làm trang trại. Thuê được đất, cả nhà mừng lắm, đổ công sức, tiền bạc cải tạo thành trang trại trồng hoa cúc. Mùa hoa nở, cúc vàng rực cả một vùng, ai nhìn cũng thích. Đến năm 2003, mỗi lứa cúc chị trồng tới 3 vạn cây. Mỗi năm trồng 2 lứa, lãi hàng chục triệu đồng.

Thấy chị trồng cúc, nhiều người ở địa phương trồng theo. Diện tích cúc lớn hơn, nhưng khách hàng lại ít dần. Không bán sỉ cho khách hàng ngay tại trang trại được, chị mang hoa xuống chợ Đà Nẵng bỏ mối. 12 giờ đêm chị theo xe chở hoa xuống Đà Nẵng giành chỗ bán. “Nếu đi trễ, những chỗ thuận tiện người ta giành hết, mình không có chỗ bán, hoa bầm giập, hỏng hết” – chị kể. Thấy tình hình sản xuất và mua bán không còn thuận lợi, chị Chúc quyết định thôi trồng cúc.

Lắp máy lạnh nuôi lợn

Nghỉ trồng hoa hôm trước, hôm sau chị đã bàn với chồng việc nuôi lợn gia công cho Công ty C.P Đà Nẵng. Công ty đưa ra nhiều điều kiện về quy trình nuôi, về xử lý môi trường rất nghiêm ngặt, chị chấp nhận hết. Chị vét hết vốn liếng, mượn thêm bạn bè và vay ngân hàng 400 triệu đồng (lãi suất 21%/năm) đầu tư 2 trại nuôi lợn. Để đảm bảo môi trường, chị làm hầm biogas xử lý chất thải. Công ty C.P Đà Nẵng đến kiểm tra, thấy đáp ứng yêu cầu, cấp con giống, thức ăn chăn nuôi… cho chị. Lứa đầu, chị nuôi 700 con.

Anh Trần Đình Nhơn - chồng chị Chúc kể: “Lúc đi bán hoa ở chợ Đà Nẵng nghĩ đã vất vả nhưng không ngờ nuôi lợn còn vất vả hơn. Khi trước, thức chỉ nửa đêm về sáng và chỉ trong mấy ngày là thu hoạch xong hoa, còn bây giờ thức trắng cả đêm, mà thường xuyên như vậy. Hơn nửa tỷ bạc bỏ ra, không chăm lo, lỡ có chuyện gì không biết đi đâu mà sống. Nuôi được 1 năm, đến năm 2006 gặp bão Xangsane, 2 trại cái sụp, cái đổ… vợ chồng ngồi nhìn mà rơi nước mắt”.

Khi ấy, anh Nhơn đã nản lòng nhưng chị Chúc thì không. Chị lại vay mượn bạn bè sửa sang, đầu tư và nuôi lợn trở lại. Liên tiếp mấy năm sau, không có thiên tai, đàn lợn phát triển tốt, tiền nuôi gia công được trả cao nên nợ ngân hàng và bạn bè lần lượt được chị trả hết. Năm 2011, chị đầu tư thêm một trại nuôi thứ 3 quy mô lớn, và đặc biệt là trại có gắn hệ thống làm lạnh –mô hình chăn nuôi chưa hề có ở Hoà Tiến vào lúc đó. Trại này nuôi được 800 con, trang bị hệ thống cho ăn, cho uống tự động…

Các vật liệu xây dựng trại, như hệ thống làm lạnh, tủ điện, quạt điện, trần laphông, bạt chịu lực… đều được mua từ nước ngoài. Hệ thống xử lý nước thải của trại này gồm 6 hầm tự hoại, chất thải sẽ đi qua từng hầm, mỗi hầm mỗi lượt xử lý, để không còn ô nhiễm. Chị đã đầu tư 1,3 tỷ đồng hoàn thành trại 3 này, tính ra chi phí làm trại có hệ thống máy lạnh tốn gấp 2,5 lần so với trại thường.

“C.P Đà Nẵng không ép tôi phải làm trại lạnh. Tôi nghĩ, làm trại lạnh, lợn sẽ được chăm sóc tốt hơn (luôn ở trong nhiệt độ thích hợp 25-30 độ, bất kể nhiệt độ bên ngoài thế nào), ít dịch bệnh hơn, do đó năng suất cao hơn. Ngoài ra, làm trại lạnh sẽ triệt tiêu hoàn toàn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm mùi hôi” - chị Chúc lý giải.

Chị Chúc nói không ngoa. Chị xây ngôi nhà mới ngay bên trại 3 này. Vợ chồng, con cái và cả cháu nội của chị ở đó. Khách đến đây hoàn toàn không thấy mùi hôi, tiếng ồn dù ở bên cạnh 800 con lợn. Chủ tịch UBND xã Hoà Tiến Nguyễn Đình Anh nhận xét: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chúng tôi lo lắng nhất là tiêu chí về môi trường. Nhờ những người có ý thức chăn nuôi tốt như chị Chúc mà xã chúng tôi đã nhanh chóng hoàn thành tiêu chí này”.

Chị Chúc đã được đền đáp xứng đáng. Nuôi lợn trại thường, 1kg thịt C.P trả chị 1.800 đồng tiền gia công, trong khi với trại có hệ thống máy lạnh, chị được trả 3.000 đồng/kg. Ngay năm đầu tiên đưa trại lạnh vào hoạt động, thu nhập gia đình chị đã lên nửa tỷ đồng, gấp đôi mấy năm trước.

"Năm 2011, khi vợ tôi quyết định cho lợn ở phòng lạnh thì gia đình tôi vẫn chưa ai được hưởng thụ máy điều hoà. Cha con tôi không hề tự ái chuyện đó. Tôi tin ở quyết định của vợ. Và thực tế chứng minh vợ tôi đã đúng” - Anh Trần Đình Nhơn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lăng Nha Trong Lồng Bè Thu Hàng Tỷ Đồng Nuôi Cá Lăng Nha Trong Lồng Bè Thu Hàng Tỷ Đồng

Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).

08/12/2014
Đàn Chim Cút Tăng Hơn 2 Triệu Con Đàn Chim Cút Tăng Hơn 2 Triệu Con

Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.

23/07/2014
Mô Hình Nuôi Hươu Sao Ở Vân Canh Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Hươu Sao Ở Vân Canh Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

23/07/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới

Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.

08/12/2014
Hà Nội Cấp Miễn Phí Hơn 178.000 Liều Tinh Lợn Hà Nội Cấp Miễn Phí Hơn 178.000 Liều Tinh Lợn

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

23/07/2014