Làm nông từ Đề án 1.000

Nâng cao thu nhập nhà nông
Ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết:
Đề án 1.000 được tỉnh Hậu Giang triển khai năm 2014 nhằm xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, ứng dụng công nghệ cao.
Đề án có 4 hợp phần, trong đó giai đoạn 2014-2016 thực hiện chuyển đổi 1.000ha lúa vụ 3 sang 2 lúa - 1 màu và 2 lúa - 1 thủy sản;
Chuyển đổi 1.000ha đất trồng mía kém hiệu quả sang cây trồng khác;
Chuyển đổi 1.000ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế và 1.000 hộ chăn nuôi trên đệm lót sinh học kết hợp gà thả vườn, chuồng trại khép kín an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường…
Phấn đấu cho các đối tượng sau khi được chuyển đổi sẽ tăng thêm giá trị sản xuất từ 1,5 – 2 lần trên cùng diện tích canh tác.
Ông Quới rất phấn khởi khi được vay vốn mở rộng quy mô mô hình nuôi lợn của gia đình.
Là một trong những hộ được tiếp cận vay vốn từ đề án, lão nông Võ Văn Quới ngụ ấp Bàu Môn, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, cho biết:
“Thông qua đề án, tôi được ngành nông nghiệp hỗ trợ vốn vay với số tiền 106 triệu đồng để mở rộng quy mô nuôi lợn, hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học.
Với quy mô hiện nay mỗi năm tôi có thể xuất ra thị trường khoảng 60 con lợn thịt và 30 con lợn giống, lãi hơn 60 triệu đồng/năm”.
Ông Lê Trường Sơn ngụ ấp Phương Hòa, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, bộc bạch:
“Từ khi được tiếp cận nguồn vốn để chuyển đổi lúa vụ 3 sang nuôi cá dưới ruộng, gia đình tôi rất phấn khởi. Ước tính trong vụ này ít gì tôi cũng thu khoảng 1 tấn cá, lãi hơn 20 triệu đồng”.
Giúp dân dễ tiếp cận đề án
Tổng vốn đầu tư cho Đề án 1.000 giai đoạn 2014-2016 là hơn 334 tỷ đồng. Tính đến 7.2015, toàn tỉnh đã giải ngân trên 26 tỷ đồng, đạt gần 9% tổng kinh phí.
Theo ông Nguyễn Thành Quyến - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp nhận định; Qua hơn 1 năm triển khai đề án, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện đã xây dựng những mô hình làm ăn có hiệu quả, cho thu nhập ổn định”.
Chia sẻ với phóng viên NTNN, ông Đồng bày tỏ:
“Hiện ngành nông nghiệp chúng tôi đang kỳ vọng rất lớn vào sự đột phá quan trọng từ Đề án 1.000 trong thời gian tới. Bởi đây là đề án thí điểm trong tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nhà. Qua đó, đề án sẽ góp phần giúp cho ngành nông nghiệp có cơ sở đúc kết kinh nghiệm và định hướng phát triển trong giai đoạn 5 năm tới”.
“Ngoài những yếu tố thuận lợi, thì bên cạnh đó thời gian đầu triển khai vẫn còn một số khó khăn nhất định.
Đúc kết từ thực tiễn, Ban chỉ đạo đề án cũng đã trình UBND tỉnh điều chỉnh; tỉnh đã thống nhất chủ trương mở rộng địa bàn, cũng như điều chỉnh một số chỉ tiêu của các hợp phần cho sát hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm giúp cho bà con có điều kiện tiếp cận với Đề án 1.000 được dễ dàng hơn”– ông Đồng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2008, lúc mới ra quân, Đạt xin vào làm công nhân nông trường cao su theo nghề của cha. Sau vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha bệnh chết chỉ còn lại hai mẹ con, Đạt về nhà lo kinh tế gia đình. Anh chọn nghề nuôi thỏ vì thấy thỏ sinh trưởng nhanh, vốn đầu tư ít

Hiện phong trào nuôi cá bống tượng, cá chình trong tỉnh đang phát triển mạnh do hiệu quả kinh tế mà hai loài đặc sản này mang lại khá cao. Song, việc phòng bệnh trên cá nuôi trước vụ nuôi là việc làm cần thiết nhất để nâng cao sản lượng cá nuôi

Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus edodes; thích hợp với khí hậu ôn đới. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15- 160C, nhiệt độ sợi nấm phát triển

Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng cây ăn quả. Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt

Các địa phương bị thiệt hại nhiều là xã Đông Hòa 2.500ha, Đông Thạnh 2.020ha, chiếm khoảng 50% diện tích thả nuôi. Phần lớn diện tích bị thiệt hại đã được nông dân thả nuôi cách nay trên 1 tháng.