Làm Giàu Với Sầu Riêng Trái Mùa

Anh Nguyễn Công Trình (34 tuổi), ngụ xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long có thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm từ sầu riêng nghịch vụ và mít cao sản.
Theo anh Trình, sầu riêng làm trái vụ đòi hỏi những kỹ thuật về đậy gốc, xiết nước, thời điểm bón phân để hoa đậu trái nhiều… và không phải ai làm cũng thành công. Anh Trình bộc bạch: “Để xử lý cho sầu riêng ra hoa nghịch vụ, vào mùa mưa phải dùng tấm ni lông trải phủ hết gốc sầu riêng để cây không thấm nước mưa, đồng thời bơm thoát nước ra ngoài cho mương cạn vì sầu riêng rất sợ nước, càng xiết nước đúng cách thì càng cho trái nghịch vụ cao”.
Càng về sau, khi được tham gia nhiều lớp tập huấn, học hỏi đúc kết kinh nghiệm, cuối cùng anh Trình cũng thành công. Năm 2012, nhờ sầu riêng trúng mùa và được giá, gia đình anh đã mua thêm 2.000 m2 đất và thuê thêm 5.000 m2 đất vườn để mở rộng mô hình. Hiện diện tích trồng sầu riêng của anh Trình đã lên 6.000 m2 và 2.500 m2 trồng thử nghiệm mít cao sản. Với mức giá trung bình 25.000 đồng/kg, mỗi năm anh Trình thu lời từ vườn sầu riêng hơn 400 triệu đồng. Mô hình của anh còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương, giúp họ tăng thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141123/lam-giau-voi-sau-rieng-trai-mua.aspx
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng… đã làm ảnh hưởng phần nào đến phát triển chăn nuôi của toàn tỉnh.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.

Vừa dẫn tôi đi thăm cánh đồng nuôi cá mới thả, anh Thành quê ở Văn Lương vừa khoe với tôi: Em vừa buông xuống cánh đồng này trên ba vạn cá chép, trắm, trôi…

Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.

Tuy nghề nuôi ong mật ở Cây Thị, Đồng Hỷ mới phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ổn định kinh tế, vươn lên làm giàu và góp phần đẩy lui cái đói, cái nghèo ở xã vùng sâu, vùng xa này.