Làm Giàu Với Sầu Riêng Trái Mùa

Anh Nguyễn Công Trình (34 tuổi), ngụ xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long có thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm từ sầu riêng nghịch vụ và mít cao sản.
Theo anh Trình, sầu riêng làm trái vụ đòi hỏi những kỹ thuật về đậy gốc, xiết nước, thời điểm bón phân để hoa đậu trái nhiều… và không phải ai làm cũng thành công. Anh Trình bộc bạch: “Để xử lý cho sầu riêng ra hoa nghịch vụ, vào mùa mưa phải dùng tấm ni lông trải phủ hết gốc sầu riêng để cây không thấm nước mưa, đồng thời bơm thoát nước ra ngoài cho mương cạn vì sầu riêng rất sợ nước, càng xiết nước đúng cách thì càng cho trái nghịch vụ cao”.
Càng về sau, khi được tham gia nhiều lớp tập huấn, học hỏi đúc kết kinh nghiệm, cuối cùng anh Trình cũng thành công. Năm 2012, nhờ sầu riêng trúng mùa và được giá, gia đình anh đã mua thêm 2.000 m2 đất và thuê thêm 5.000 m2 đất vườn để mở rộng mô hình. Hiện diện tích trồng sầu riêng của anh Trình đã lên 6.000 m2 và 2.500 m2 trồng thử nghiệm mít cao sản. Với mức giá trung bình 25.000 đồng/kg, mỗi năm anh Trình thu lời từ vườn sầu riêng hơn 400 triệu đồng. Mô hình của anh còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương, giúp họ tăng thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141123/lam-giau-voi-sau-rieng-trai-mua.aspx
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nhờ chăn nuôi ngựa sinh sản, gia đình ông Trương Thuỷ Long ở làng Chả, xã vùng cao Phong Vân (Lục Ngạn – Bắc Giang) không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá điển hình trong xã.

Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.

Nhằm tăng cường công tác quản lý giống thủy sản, ngày 22/05/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản.

Cả nước hiện có 234 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó chỉ còn 194 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động, 40 doanh nghiệp còn lại (chủ yếu vốn trong nước) đã phá sản hoặc chuyển hướng kinh doanh.

UBND huyện Tri Tôn (An Giang) và các ngành chuyên môn của huyện vừa đến thị sát quá trình thu hoạch bắp non và kiểm tra việc chuyển đổi mô hình trồng mè tại các xã Cô Tô, Ô Lâm và An Tức (huyện Tri Tôn).