Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Vườn Cà Phê Già Cỗi

Làm Giàu Từ Vườn Cà Phê Già Cỗi
Ngày đăng: 02/02/2015

Anh Nguyễn Công Sanh (thôn Hướng Phú, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) là một nông dân điển hình trong việc thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên chính vườn cà phê già cỗi của mình để làm giàu.

Lập gia đình với của hồi môn là 2 ha cà phê già cỗi, vốn liếng không nhiều, anh Sanh luôn trăn trở làm thế nào để thoát khỏi đói nghèo trên chính khu vườn của mình. Anh tính toán: Cà phê trồng từ những năm 2004, nếu phá bỏ trồng lại thì cũng phải chờ đến 3, 4 năm mới cho thu hoạch.
Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.
Bên cạnh đó, anh còn tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, cà phê… ủ làm phân hữu cơ để bón cho cây. Vào mùa mưa, cà phê dễ bị sâu bệnh, anh chỉ phun thuốc trừ sâu cục bộ trên những cây bị sâu hại chứ không phun đại trà như trước đây để tiết kiệm chi phí và giữ môi trường trong lành cho rẫy cà phê. Hàng năm, anh thay dần những cây cà phê già cỗi, năng suất kém và trồng xen cây bơ để tăng thu nhập.
Theo anh, cây cà phê ưa bóng mát, trồng thêm cây ăn quả với mật độ thích hợp không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mà còn có thêm nguồn thu. Đặc biệt anh Sanh là hộ dân đầu tiên đầu tư máy bơm công suất lớn để chủ động tưới nước cho cây cà phê, hạn chế ảnh hưởng của hạn hán tại huyện Hướng Hóa.
Nhờ tưới nước đầy đủ và chăm sóc đúng cách nên toàn bộ diện tích cà phê của gia đình anh đều xanh tốt, cho năng suất cao, trong khi cây cà phê của huyện Hướng Hóa năm được năm mất nhưng vườn của nhà anh luôn đạt từ 60 - 70kg quả tươi/cây mỗi vụ. Không chỉ quen với tay cày tay cuốc, tranh thủ những lúc nông nhàn, anh Sanh thường lên mạng internet tìm hiểu những thông tin cần thiết để áp dụng vào việc chăm sóc vườn cà phê của mình, nhất là cách phòng trừ các loại sâu bệnh, kỹ thuật ủ phân hữu cơ chăm sóc cho cây trồng…
Đất đai không nhiều nhưng nhờ biết tính toán làm ăn cộng với tính tiết kiệm, đến nay gia đình anh Sanh đã có thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Cái đói, cái nghèo bị đẩy lùi, anh xây được nhà cửa khang trang, sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt gia đình. Chăm lo làm kinh tế, nhưng anh Sanh cũng ý thức dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt, từ đó tạo mọi điều kiện tốt nhất để các con ăn học đàng hoàng.
Anh chia sẻ: “Đời mình cực khổ nhiều, bố mẹ đã phải xa làng, bản, tận tỉnh Hòa Bình di cư vào miền tây Quảng Trị lập nghiệp, giờ có điều kiện rồi thì càng phải cố gắng hơn, nhất là tiếp tục cần cù lao động và tiết kiệm để cuộc sống gia đình luôn no đủ”.
Nói về sự nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu của anh Sanh, ông Văn Viết Hoàng, thôn trưởng thôn Hướng Phú, xã Hướng Phùng cho biết, không chỉ làm kinh tế giỏi mà anh Sanh còn luôn giữ cho mình lối sống chan hòa với bà con láng giềng, luôn tận tình trao đổi, chia sẻ cách thức làm ăn, giúp đỡ những người dân trong thôn cùng vươn lên thoát nghèo…


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Hội Thảo Kỹ Thuật Về Nuôi Tôm Sinh Thái Và Trồng Rừng Ngập Mặn Cà Mau Hội Thảo Kỹ Thuật Về Nuôi Tôm Sinh Thái Và Trồng Rừng Ngập Mặn

Ngày 20/10, tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn các bên có liên quan về phát triển kỹ thuật nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên.

24/10/2014
Mục Tiêu Đến Năm 2020 Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Mục Tiêu Đến Năm 2020 Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD

Đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn và giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD, tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp.

24/10/2014
Vì Sao Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả Nhưng Chưa Phát Triển Vì Sao Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả Nhưng Chưa Phát Triển

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.

24/10/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

24/10/2014
Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015 Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.

24/10/2014