Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ VAC

Làm giàu từ VAC
Ngày đăng: 20/07/2015

Thời bao cấp, gia đình ông Trang ở bên chân đồi không chủ động nước nên chỉ làm lúa và hoa màu nên thu nhập hằng năm chẳng lấy gì làm dư dả. Thế nhưng kể từ khi có chủ trương của Nhà nước cho phục hóa những khu đất hoang đưa vào sử dụng, ông Trung đã chọn mảnh đất bên dòng Thạch Nham để tập trung cải tạo. Từ một nơi đất đá ngổn ngang do đơn vị thi công đào mương thủy lợi đất đá đổ lên cao như núi, vợ chồng ông đã thuê người san bằng  khu đất rộng để làm nhà ở.

Tuy nhiên, mãi đến khi có Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, được tham gia các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi ở xã, vợ chồng ông Trang mới quyết tâm đầu tư vốn xây dựng ngay trong vườn một khu chuồng trại rộng 300m2 để nuôi bò nhốt chuồng và nuôi heo công nghiệp theo quy trình khép kín. Ngoài ra, đầu tư nuôi 9 con heo nái để phát triển đàn heo thịt. Chỉ sau 3 tháng rưỡi đến 4 tháng khi heo đạt trọng lượng bình quân từ 75 kg/con trở lên, vợ chồng ông cho xuất chuồng. Cứ thế, mỗi năm xuất bán 3 lứa, với mỗi lứa bán từ 50-60 con, doanh thu mang lại cho gia đình ông hơn 700 triệu đồng.

Cũng ngay trong trại nuôi heo, ông ngăn chuồng để nuôi 2 con bò cái lai sind cho ăn cám công nghiệp, mỗi năm đẻ được 2 bê con. Khi có bê con bán nghé, mỗi con thu được từ 18-20 triệu đồng.

Trong vườn nhà, ông Trang còn dành ra hơn 1.300m2 để đào 2 ao nuôi các loại cá trôi, trắm cỏ, chép, rô phi. Ngoài ra, ông còn xây nổi 200m2 hồ để nuôi cá trê và cá tràu. Mỗi năm thu tỉa cũng được hơn 6 tấn cá các loại, doanh thu khoảng 50 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi, ông Trang còn trồng 1ha keo, bình quân mỗi năm thu hoạch 30 triệu đồng.

Nhờ biết tận dụng nguồn nước tự chảy của dòng kênh Thạch Nham đi qua sát khu vườn của mình và biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển chăn nuôi theo mô hình VAC, kết hợp với trồng rừng nên ông Trang đã trở thành người có thu nhập cao, doanh thu hằng năm đạt hơn 800 triệu đồng. Làm ăn hiệu quả, ông Trang rất phấn khởi, nhiệt tình trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình như đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình văn hóa, trường học để xã Nghĩa Lâm phát triển ngày càng toàn diện hơn.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Vải Thiều VietGAP Trồng Vải Thiều VietGAP

Nhằm nâng cao giá trị cây vải, mang lại hiệu quả cho người dân, hướng tới xuất khẩu, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đề án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà, đảm bảo ATVSTP theo quy trình VietGAP”.

04/05/2012
Triệu Phú Mía Đường Ở Hòa Hội Triệu Phú Mía Đường Ở Hòa Hội

Sinh ra trong một gia đình đông anh em ở vùng đất bán sơn địa thuộc xã Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa), năm học lớp 10, Vũ phải nghỉ học giữa chừng vì cha bệnh nặng. Để có tiền phụ giúp gia đình và nuôi các em ăn học, Vũ phải bươn chải kiếm sống bằng cách theo các cô bác trong làng buôn bán vật tư nông nghiệp, nông sản

09/12/2011
Nuôi Cá Tai Tượng, Lãi 500 Triệu/năm Nuôi Cá Tai Tượng, Lãi 500 Triệu/năm

Khi thu hoạch cá xong ao phải được cải tạo thật kỹ bằng cách: tháo cạn nước ao, vét lớp bùn đáy, diệt cá tạp, bón vôi, phơi đáy ao lâu hơn so nuôi các loài cá khác (phải trên 10 ngày), lấy nước vào ao, dùng hóa chất xử lý nước để ổn định môi trường nước

01/01/2012
Thu Gom Lá Vải: Giấu Nhẹm Vì Thu Gom Lá Vải: Giấu Nhẹm Vì "Bí Mật Kinh Doanh"

Việc một công ty lập đại lý, rồi thuê người đi lùng mua lá vải, nhãn khô ở Bắc Giang, Hải Dương đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Nhiều người lo ngại, việc gom lá khô đem bán trước mắt có thể mang lại một ít lợi ích, nhưng lâu dài hậu quả sẽ rất khó lường

10/12/2011
Phát Triển Gieo Sạ Thẳng Ở Thái Bình Phát Triển Gieo Sạ Thẳng Ở Thái Bình

Gieo thẳng - vấn đề không mới nhưng hiện vẫn còn những tranh cãi nên hay không nên mở rộng trong vụ lúa đông xuân ở miền Bắc có mùa đông lạnh. Thậm chí vụ sản xuất lúa đang diễn ra, 1 tỉnh vùng Bắc Trung bộ, trong văn bản chỉ đạo thời vụ mới đây còn "cấm" dân gieo thẳng vì lo rủi ro

10/12/2011