Làm giàu từ VAC

Thời bao cấp, gia đình ông Trang ở bên chân đồi không chủ động nước nên chỉ làm lúa và hoa màu nên thu nhập hằng năm chẳng lấy gì làm dư dả. Thế nhưng kể từ khi có chủ trương của Nhà nước cho phục hóa những khu đất hoang đưa vào sử dụng, ông Trung đã chọn mảnh đất bên dòng Thạch Nham để tập trung cải tạo. Từ một nơi đất đá ngổn ngang do đơn vị thi công đào mương thủy lợi đất đá đổ lên cao như núi, vợ chồng ông đã thuê người san bằng khu đất rộng để làm nhà ở.
Tuy nhiên, mãi đến khi có Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, được tham gia các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi ở xã, vợ chồng ông Trang mới quyết tâm đầu tư vốn xây dựng ngay trong vườn một khu chuồng trại rộng 300m2 để nuôi bò nhốt chuồng và nuôi heo công nghiệp theo quy trình khép kín. Ngoài ra, đầu tư nuôi 9 con heo nái để phát triển đàn heo thịt. Chỉ sau 3 tháng rưỡi đến 4 tháng khi heo đạt trọng lượng bình quân từ 75 kg/con trở lên, vợ chồng ông cho xuất chuồng. Cứ thế, mỗi năm xuất bán 3 lứa, với mỗi lứa bán từ 50-60 con, doanh thu mang lại cho gia đình ông hơn 700 triệu đồng.
Cũng ngay trong trại nuôi heo, ông ngăn chuồng để nuôi 2 con bò cái lai sind cho ăn cám công nghiệp, mỗi năm đẻ được 2 bê con. Khi có bê con bán nghé, mỗi con thu được từ 18-20 triệu đồng.
Trong vườn nhà, ông Trang còn dành ra hơn 1.300m2 để đào 2 ao nuôi các loại cá trôi, trắm cỏ, chép, rô phi. Ngoài ra, ông còn xây nổi 200m2 hồ để nuôi cá trê và cá tràu. Mỗi năm thu tỉa cũng được hơn 6 tấn cá các loại, doanh thu khoảng 50 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi, ông Trang còn trồng 1ha keo, bình quân mỗi năm thu hoạch 30 triệu đồng.
Nhờ biết tận dụng nguồn nước tự chảy của dòng kênh Thạch Nham đi qua sát khu vườn của mình và biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển chăn nuôi theo mô hình VAC, kết hợp với trồng rừng nên ông Trang đã trở thành người có thu nhập cao, doanh thu hằng năm đạt hơn 800 triệu đồng. Làm ăn hiệu quả, ông Trang rất phấn khởi, nhiệt tình trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình như đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình văn hóa, trường học để xã Nghĩa Lâm phát triển ngày càng toàn diện hơn.
Có thể bạn quan tâm

Là nông dân tiên phong trong sản xuất lúa giống, anh Trần Ngọc Minh, 36 tuổi, thôn La Chữ, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) vươn lên làm giàu từ cây lúa.

Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.