Làm Giàu Từ Trồng Hoa Lan

Vốn là người sành sõi trong giới chơi cây cảnh, khi đã đến tuổi nghỉ ngơi, ông Trần Thông Minh mới quyết định đầu tư trồng hoa lan. Ban đầu, ông cùng một người bạn khởi đầu ước mơ làm giàu với loài hoa rừng vương giả này khi xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống phun tưới cho hàng ngàn cây lan tại khu vườn thôn Hiệp Hòa, xã Tân Thắng (Hàm Tân).
Thời điểm đó đầu tư tiền tỷ để trồng 1 ha lan là rất phiêu lưu, bởi lan là loài hoa rất khó tính, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm và quy trình chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnh. Theo ông Minh, lan “khó tính” nên phải tạo môi trường xung quanh mát mẻ, ánh sáng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ... Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc quan trọng nhất là kích thích cho lan ra hoa đúng thời điểm để phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
Đến nay, sau hơn 10 năm gầy dựng sự nghiệp, ông đã tạo được một hệ thống hoàn thiện các khâu từ cây giống đến phân phối thị trường hoa. Ông xây dựng được khu vườn có diện tích rộng 3 ha, phát triển trên 300.000 chậu lan, tổng trị giá trên 25 tỷ đồng. Không những làm giàu cho bản thân, ông còn tạo việc làm cho 12 lao động thường xuyên với mức 2 - 3 triệu đồng/tháng.
Để “giảm nhiệt” cho vườn lan vào dịp tết khi lan vừa lên cuống hoa, ông Minh đã xuất bán hơn 1.500 chậu hoa lan cho các nhà vườn ở Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM. Thị trường hoa lan bắt đầu nóng lên từ 2 tháng trước tết bởi khách hàng không còn đợi đến lúc lan đã trổ hoa, mà mua trước tết từ 1 - 2 tháng. Vừa qua, ông Minh cung ứng hơn 2.000 chậu lan cho thị trường Tết Nguyên đán.
Nhu cầu sử dụng hoa lan để trang trí ngày càng nhiều, nhất là trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. Bởi loài hoa này mang vẻ đẹp sang trọng, thời gian trổ bông lâu, từ 2 - 3 tháng mới tàn. Do đó, xu hướng chơi hoa lan ngày càng phát triển, và việc trồng lan để kinh doanh làm giàu là phát triển đúng hướng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807 và giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.