Làm giàu từ trồng dưa leo xen canh

Gia đình chị Hà Thị Yến ở ấp 3, thị trấn Chơn Thành, là hộ đầu tiên trồng loại cây này.
Đầu tháng 3-2015, sau khi thanh lý 2 ha cao su già cỗi, chị đầu tư trồng bưởi da xanh.
Thời gian bưởi sinh trưởng, phát triển, chị trồng xen dưa leo.
Chị Yến cho biết: “Dưa leo rất dễ trồng, hợp với thổ nhưỡng ở đây, năng suất cao và tiêu thụ khá thuận lợi.
Một vụ dưa leo kéo dài 2 tháng, sau trồng 1 tháng thì cho thu hoạch”.
Theo kinh nghiệm của chị Yến, dưa leo phải thu hoạch đúng thời điểm, nếu để trái quá già thương lái sẽ không mua.
2 ha dưa leo của chị mỗi ngày thu trung bình 1,5 tấn, thương lái đến tận nhà mua với giá 6.000 đồng/kg.
Trung bình một vụ dưa leo thu hoạch liên tục trong 1 tháng được 45 tấn, trừ chi phí gia đình chị Yến lãi 200 triệu đồng.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Phương ở ấp 2, sau khi thanh lý 1,5 ha cao su để chờ tái canh vào mùa mưa đã đầu tư mua cọc tre, dây kẽm và lưới làm giàn trồng dưa leo, với vốn ban đầu hơn 30 triệu đồng.
Vụ dưa leo vừa thu hoạch, gia đình ông trúng lớn, với 1,5 ha dưa leo cho 35 tấn trái, thu lợi nhuận 150 triệu đồng.
Theo ông Phương, trồng dưa leo thành công nhờ nắm vững kỹ thuật, bón phân cân đối, chủ động phòng, trừ sâu bệnh và gieo trồng mật độ thích hợp.
Sau mỗi vụ thu hoạch, khâu làm đất rất quan trọng, phải dọn sạch cỏ dại, cây trồng tàn dư, gom hết thân lá phơi đốt để phòng, trừ dịch bệnh về sau.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.

Chỉ mới đầu mùa mưa nhưng thị trường giống cây trồng ở ĐBSCL đang nóng từng ngày, giá đã tăng từ 30 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung theo đơn đặt hàng.

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

Là người tiên phong trong việc chọn vùng đất nhiễm phèn (Thạnh Tân, Tân Phước, Tiền Giang) để phát triển thanh long ruột đỏ, lúc đầu từng bị cho là “dở hơi” nhưng giờ đây anh Đoàn Văn Sang đã có thể thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình khi mà hiệu quả mang lại hơn cả sự mong đợi

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.