Làm giàu từ trồng dưa leo xen canh

Gia đình chị Hà Thị Yến ở ấp 3, thị trấn Chơn Thành, là hộ đầu tiên trồng loại cây này.
Đầu tháng 3-2015, sau khi thanh lý 2 ha cao su già cỗi, chị đầu tư trồng bưởi da xanh.
Thời gian bưởi sinh trưởng, phát triển, chị trồng xen dưa leo.
Chị Yến cho biết: “Dưa leo rất dễ trồng, hợp với thổ nhưỡng ở đây, năng suất cao và tiêu thụ khá thuận lợi.
Một vụ dưa leo kéo dài 2 tháng, sau trồng 1 tháng thì cho thu hoạch”.
Theo kinh nghiệm của chị Yến, dưa leo phải thu hoạch đúng thời điểm, nếu để trái quá già thương lái sẽ không mua.
2 ha dưa leo của chị mỗi ngày thu trung bình 1,5 tấn, thương lái đến tận nhà mua với giá 6.000 đồng/kg.
Trung bình một vụ dưa leo thu hoạch liên tục trong 1 tháng được 45 tấn, trừ chi phí gia đình chị Yến lãi 200 triệu đồng.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Phương ở ấp 2, sau khi thanh lý 1,5 ha cao su để chờ tái canh vào mùa mưa đã đầu tư mua cọc tre, dây kẽm và lưới làm giàn trồng dưa leo, với vốn ban đầu hơn 30 triệu đồng.
Vụ dưa leo vừa thu hoạch, gia đình ông trúng lớn, với 1,5 ha dưa leo cho 35 tấn trái, thu lợi nhuận 150 triệu đồng.
Theo ông Phương, trồng dưa leo thành công nhờ nắm vững kỹ thuật, bón phân cân đối, chủ động phòng, trừ sâu bệnh và gieo trồng mật độ thích hợp.
Sau mỗi vụ thu hoạch, khâu làm đất rất quan trọng, phải dọn sạch cỏ dại, cây trồng tàn dư, gom hết thân lá phơi đốt để phòng, trừ dịch bệnh về sau.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Mexico nhập gạo từ 6 quốc gia chủ yếu là Hoa Kỳ, Uruguay, Pakistan, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan. Riêng 5 tháng đầu năm, Mexico nhập từ Việt Nam khoảng 15.000 tấn.

Chiều ngày 05/6/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Hải dương học, Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo UBND huyện Duyên Hải, huyện Châu Thành và đại diện các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi nghêu ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh”.

Nằm trong chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”, Sở Công thương Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị “kết nối cung- cầu sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng” với sự tham dự của các hiệp doanh doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quang Húc cho biết, đời sống của hơn 4.000 người dân nơi đây vẫn chủ yếu dựa vào SXNN. Tuy nhiên, trồng lúa chỉ giúp dân chủ động lương thực, chứ để làm giàu có thì rất khó. Sông Bứa chạy qua xã Quang Húc có độ dài khoảng 3 km, nguồn nước tương đối sạch.