Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.
Vợ chồng bà Chín là những nông dân quê gốc Tiền Giang, nên việc trồng cây ăn trái như là niềm đam mê và cũng là nghề nghiệp chính để mang lại thu nhập cho gia đình.
Sau nhiều trăn trở lựa chọn giống cây trồng phù hợp với đất đai, thời tiết và thị trường tiêu thụ ổn định, vợ chồng bà Chín nhận thấy nhãn là giống cây trồng sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Năm 1997, bà Chín trồng hơn 300 gốc nhãn trên phần đất 1 ha, xen kẽ với nhãn là các loại cây trồng khác như bưởi, xoài…
Do giống cây trồng tốt, chất lượng, được bà Chín mang từ Tiền Giang về nên cây phát triển khá nhanh và mang lại năng suất cao. Cùng với những kinh nghiệm chăm sóc cây của gia đình như: tạo mô đất trồng cây, siết cành, chọn trái, bón phân… nên sau một thời gian ngắn vườn nhãn của gia đình bà Chín trở nên xum xuê và cho trái rất sai.
Nhãn mỗi năm chỉ thu hoạch một đợt, qua mỗi đợt thu hoạch bà Chín có lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng. Nhãn sau khi thu hoạch sẽ có thương lái từ thị trấn vào đến tận nhà thu mua, giá dao động từ 18.000-25.000 đồng/kg.
Đến năm 2011, bà Chín mở rộng quy mô sản xuất trồng thêm 250 gốc mít. Vừa qua, bà chín thu hoạch xong 50 gốc mít, mang lại thu nhập hơn 20 triệu đồng. Mỗi trái mít có trọng lượng từ 5 kg trở lên, giá cả dao động từ 13.000-15.000 đồng/kg.
Bà Chín chia sẻ: “Vợ chồng tôi quê ở Tiền Giang nên trồng cây ăn trái như là một nghề trong gia đình. Cùng với việc học hỏi kinh nghiệm từ những người bà con trồng cây ăn trái với quy mô lớn nên chúng tôi phần nào cũng áp dụng được cho việc trồng trọt của gia đình”.
Bà Trịnh Ngọc Hậu, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Trần Văn Thời, đánh giá: “Trong nhiều năm qua, chị Chín là điển hình cho phụ nữ sản xuất giỏi trên địa bàn thị trấn. Thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn sẽ tổ chức nhân rộng mô hình này trong chị em hội viên”.
Với nhiều đóng góp trong tổ chức hội, cũng như nhiệt tình tham gia các phong trào ở địa phương, bà Chín đã được Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời khen thưởng về thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ (giai đoạn 2005-2010).
Có thể bạn quan tâm

Do giá bông vải trong những năm qua giảm mạnh, chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận mang lại từ cây bông vải không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Đặc biệt, cây bông vải không đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác nên đang mất dần vị thế trên đất Kông Chro.

Nông dân xã Nhơn Hải đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rộ hành tím vụ đông- xuân. Cây hành tím trúng mùa tạo nên bức tranh tươi thắm sắc màu của vùng quê ven biển huyện Ninh Hải.

8 năm trước, lúc mới chia tách, xã Tân Phú (huyện Long Mỹ) gian nan tìm cho mình hướng phát triển, nói như những lão cao niên thì do ở đây chỉ có phần “mỡ”, còn phần “nạc” về nơi khác nên khó làm giàu. Nhưng rồi sau 8 năm đó, Tân Phú đã dần chứng tỏ đây là vùng đất mới tiềm năng...

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.

Phần lớn nhu cầu gia tăng từ nay tới 2018 sẽ đến từ lĩnh vực hóa chất. Các nhà nhập khẩu khó tính rất ưa chuộng muối Việt Nam nhờ sản xuất bằng phương pháp thủ công.