Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái

Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái
Ngày đăng: 28/02/2014

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Vợ chồng bà Chín là những nông dân quê gốc Tiền Giang, nên việc trồng cây ăn trái như là niềm đam mê và cũng là nghề nghiệp chính để mang lại thu nhập cho gia đình.

Sau nhiều trăn trở lựa chọn giống cây trồng  phù hợp với đất đai, thời tiết và thị trường tiêu thụ ổn định, vợ chồng bà Chín nhận thấy nhãn là giống cây trồng sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Năm 1997, bà Chín trồng hơn 300 gốc nhãn trên phần đất 1 ha, xen kẽ với nhãn là các loại cây trồng khác như bưởi, xoài…

Do giống cây trồng tốt, chất lượng, được bà Chín mang từ Tiền Giang về nên cây phát triển khá nhanh và mang lại năng suất cao. Cùng với những kinh nghiệm chăm sóc cây của gia đình như: tạo mô đất trồng cây, siết cành, chọn trái, bón phân… nên sau một thời gian ngắn vườn nhãn của gia đình bà Chín trở nên xum xuê và cho trái rất sai.

Nhãn mỗi năm chỉ thu hoạch một đợt, qua mỗi đợt thu hoạch bà Chín có lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng. Nhãn sau khi thu hoạch sẽ có thương lái từ thị trấn vào đến tận nhà thu mua, giá dao động từ 18.000-25.000 đồng/kg.

Đến năm 2011, bà Chín mở rộng quy mô sản xuất trồng thêm 250 gốc mít. Vừa qua, bà chín thu hoạch xong 50 gốc mít, mang lại thu nhập hơn 20 triệu đồng. Mỗi trái mít có trọng lượng từ 5 kg trở lên, giá cả dao động từ 13.000-15.000 đồng/kg.

Bà Chín chia sẻ: “Vợ chồng tôi quê ở Tiền Giang nên trồng cây ăn trái như là một nghề trong gia đình. Cùng với việc học hỏi kinh nghiệm từ những người bà con trồng cây ăn trái với quy mô lớn nên chúng tôi phần nào cũng áp dụng được cho việc trồng trọt của gia đình”.

Bà Trịnh Ngọc Hậu, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Trần Văn Thời, đánh giá: “Trong nhiều năm qua, chị Chín là điển hình cho phụ nữ sản xuất giỏi trên địa bàn thị trấn. Thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn sẽ tổ chức nhân rộng mô hình này trong chị em hội viên”.

Với nhiều đóng góp trong tổ chức hội, cũng như nhiệt tình tham gia các phong trào ở địa phương, bà Chín đã được Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời khen thưởng về thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ (giai đoạn 2005-2010).


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Xử Lý Lớp Lá Cao Su Rụng Giải Pháp Xử Lý Lớp Lá Cao Su Rụng

Vào mùa khô, cây cao su bắt đầu thay lá. Theo thói quen, nhiều hộ trồng cao su ở Bình Phước xử lý lá cao su rụng bằng cách gom lại rồi đốt nhằm phòng chống cháy và diệt các bệnh gây hại cho cây cao su. Tuy nhiên, cách làm này đã ảnh hưởng lớn đến môi trường và giảm khả năng cho mủ của cây cao su.

05/04/2014
Niên Vụ 2013-2014 Xuất Khẩu Cà Phê Sẽ Đem Về 3 Tỷ USD Niên Vụ 2013-2014 Xuất Khẩu Cà Phê Sẽ Đem Về 3 Tỷ USD

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ngành cà phê đang đứng trước một số khó khăn thách thức như: trong số 622.167 ha cà phê đang sản xuất của cả nước, hiện đang có khoảng 86 ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%); khoảng 140.000 ha từ 15 đến 20 năm tuổi (chiếm 25%).

28/07/2014
Trồng Nấm Mèo Cho Thu Nhập Ổn Định Trồng Nấm Mèo Cho Thu Nhập Ổn Định

Trồng nấm mèo bằng mùn cưa đang được nông dân ấp 7, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) nhân rộng. Không cần nhiều đất, đầu tư thấp và cho thu hoạch nhanh đang giúp các hộ trồng nấm có thêm nguồn thu.

05/04/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Tại các MH, Trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót được làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01 (gọi là đệm lót sinh học). Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống và 30% chi phí vật tư.

29/07/2014
“Mánh Khóe” Bơm Nước Vào Ruộng Lúa Để Tăng Trọng Lượng - Lợi Bất Cập Hại “Mánh Khóe” Bơm Nước Vào Ruộng Lúa Để Tăng Trọng Lượng - Lợi Bất Cập Hại

Thương lái ở nhiều nơi phản ánh, thời gian gần đây để tăng trọng lượng lúa khi bán, một số nông dân đã dùng biện pháp bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch. Việc làm này lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy...

05/04/2014