Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá

Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá
Ngày đăng: 23/06/2013

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.

Lúc đầu, gia đình chị đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt, nhưng sau một vài lứa gặp khó khăn do giá cả, dịch bệnh không đem lại hiệu quả kinh tế, gia đình chị gặp không ít khó khăn. Song với quyết tâm làm giàu, không nản chí, vợ chồng chị trăn trở suy nghĩ để có hướng đầu tư mới.

Nhận thấy chăn nuôi vịt đẻ vừa dễ làm lại quay vòng vốn nhanh, gia đình chị đã thử nuôi vài trăm con. Chỉ sau thời gian ngắn, đàn vịt đẻ đã đem lại thu nhập nhờ bán trứng. Để tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi, phân chuồng, gia đình chị đào ao, thả một số loại cá như: mè, trôi, rô phi... Nguồn thức ăn từ đó được tận dụng triệt để, cá lớn nhanh mà vịt cũng có môi trường sống lý tưởng.

Chỉ sau vài năm, gia đình chị đã có thể tăng nhanh số lượng đàn vịt và đầu tư xây dựng lò ấp trứng để xuất bán trứng vịt lộn thương phẩm. Đến nay, sau hơn 5 năm cần cù lao động, chăm lo cho khu trang trại, gia đình chị Loan đã có đàn vịt đẻ hơn 1 nghìn con, một lò ấp quy mô và khu ao cá, vườn cây hàng năm đem lại nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng.

Trung bình mỗi tháng, đàn vịt đẻ của gia đình chị cho hơn 3 vạn quả trứng lộn thương phẩm, với giá trứng từ 2 nghìn 500 đồng- 2 nghìn 700 đồng/quả bán buôn. Ngoài ra, cá trong ao cũng cho thu hoạch một năm vài lứa, nhờ đó nhanh chóng thu hồi được vốn, gia đình chị và có vốn đầu tư mở rộng chăn nuôi.

Chị Loan cho biết, bí quyết trong chăn nuôi của gia đình chị đơn giản là chọn loại thức ăn phù hợp cho vật nuôi, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và vệ sinh phòng dịch tốt. Nhiều gia đình ở địa phương thấy chị chăn nuôi hiệu quả đã tới học hỏi và được vợ chồng chị hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm. Hiện nay gia đình chị đang tiếp tục đầu tư nuôi thử nghiệm vài chục con cá sấu.

Với nguồn vốn đầu tư chủ động từ gia đình, lại có lợi thế về đất đai, chuồng trại nên mô hình đã được thực hiện khá thuận lợi. Việc chăn nuôi cá sấu có thể tận dụng được nhiều loại thức ăn sẵn có tại trang trại như: cá, vịt và trứng vịt loại... góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

11/11/2014
Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…

11/11/2014
Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Kèo Nèo Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Kèo Nèo

Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...

11/11/2014
Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

11/11/2014
Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng! Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

11/11/2014