Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Trang Trại Lúa Và Trồng Màu

Làm Giàu Từ Trang Trại Lúa Và Trồng Màu
Ngày đăng: 28/07/2011

Với sự năng động dám nghĩa, dám làm, từ đôi bàn tay và bằng kiến thức tự tích lũy được qua học tập, giờ anh đã có một trang trại lúa và hoa màu trị giá bạc tỷ. Anh là Lưu Trọng Khánh, thôn Phú Cường, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang).

Kể về những ngày đầu manh nha làm trang trại, anh Khánh cho biết: Năm 2004, được người bạn giới thiệu anh tiếp cận với cây cà chua bi. Qua tìm hiểu, anh thấy cây cà chua bi cho hiệu quả kinh tế cao, lại khá thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trong vùng.

Với mong muốn làm giàu ngay trên chính đồng ruộng quê mình, anh đã mạnh dạn  trồng thử nghiệm 1ha cà chua bi, đồng thời vận động bà con nông dân trong thôn cùng trồng và bảo đảm nếu thất bại sẽ đền 1,5 tạ thóc/sào. Do chăm sóc đúng cách, vụ cà chua bi năm ấy đã cho năng suất từ 1,5 tấn đến 1,6 tấn/sào, sản phẩm được Công ty Cổ phần Thực phẩm thuốc lá Bắc Giang thu mua với giá 1.500đ/kg (quả chín), trừ hết các khoản chi phí, anh có trong tay gần 50 triệu đồng.

Từ kết quả bước đầu đó và với khát vọng làm giàu chính đáng, đã hình thành ở anh ý tưởng mở rộng diện tích, tích tụ ruộng đất để tạo thành ô thửa lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế trang trại lúa và hoa màu. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại như nhu cầu về vốn lớn, việc cải tạo xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đặc biệt vấn đề quy hoạch vùng sản xuất tập trung…

Nhưng với nghị lực và lòng quyết tâm, được sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, sự tạo điều kiện của Trung tâm nghiên cứu đất và phân bón vùng Trung du, sự ủng hộ Hội Nông dân xã Ngọc Vân trong việc vận động hội viên dồn đổi ruộng đất. Năm 2008, anh Khánh đã thuê được diện tích đất rộng 6,5 ha để làm trang trại tổng hợp lúa và hoa màu. Vốn là chân đất xấu, bạc mầu nên ngay sau khi nhận đấu thầu, anh đã đầu tư gần 500 triệu đồng để cải tạo, làm đất đồng thời mua sắm các máy móc nông cụ phục vụ sản xuất như; máy cày, máy tuốt lúa, xe công công...Vụ đông năm 2008, cùng với những cây rau màu truyền thống anh đã đưa vào trồng 8 mẫu khoai tây giống Solara của Đức.

Do có kỹ thuật, sự am hiểu về đặc điểm sinh trưởng của giống khoai tây mới này nên anh có phương pháp chăm sóc thích hợp, nhờ vậy cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, năng suất bình quân đạt 5 tạ/sào, thu 140 triệu đồng và 25 tấn bí đỏ trị giá 62 triệu đồng. Với mong muốn từng bước ổn định sản xuất và dần mở rộng thêm quy mô trang trại lúa và hoa màu để tăng thêm thu nhập và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Năm 2010, ngoài trồng bí đao, cà chua bi anh Khánh còn kết hợp trồng 4 ha lúa lai, qua 2 vụ lúa  trong năm anh thu gần 40 tấn thóc, trị giá hơn 200 triệu đồng.

Sản lượng khoai tây đạt 45 tấn và được Công ty Orion tại Bắc Ninh thu mua toàn bộ với giá từ 3.700đồng - 8.000 đồng/kg anh thu về 315 triệu đồng. Tính tổng thu nhập từ trang trại của gia đình anh đạt gần 600 triệu đồng một năm. Dự định trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng hướng đầu tư vào những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau sạch, hoa Lyly…

Nhờ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Khánh không chỉ mở ra hướng làm giàu cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động tại địa phương. Mô hình làm giàu từ trang trại lúa và hoa màu của anh đã trở thành điểm sáng để nông dân trong tỉnh học tập nhân rộng


Có thể bạn quan tâm

Nuôi thỏ New Zeland khép kín Nuôi thỏ New Zeland khép kín

Không chỉ sở hữu 3 trại lợn gần 7.000 con, anh Nguyễn Văn Toản (xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) còn là chủ một trang trại nuôi thỏ khép kín với quy mô lớn.

10/04/2015
Hiệu quả từ một lớp dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà Hiệu quả từ một lớp dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà

Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.

10/04/2015
Anh Nguyễn Văn Triết thành công với mô hình kinh tế vườn và chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái Anh Nguyễn Văn Triết thành công với mô hình kinh tế vườn và chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.

10/04/2015
Duy trì và phát huy hiệu quả Duy trì và phát huy hiệu quả

Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.

10/04/2015
Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao

Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình trang trại nuôi heo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo nái của ông Phạm Văn Ân ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, Sóc Trăng là một điển hình.

10/04/2015