Làm Giàu Từ Rau Má

Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, những năm gần đây, nông dân TP Cà Mau không ngừng tăng gia sản xuất với nhiều mô hình cho thu nhập khá, trong đó mô hình trồng rau má thương phẩm đang trở thành mô hình kinh tế bền vững, giúp nông dân từ nghèo đói vươn lên khấm khá.
Chị Nguyễn Cẩm Đang, ông Từ Thành Công… ấp 6, xã An Xuyên, là những nông dân tiêu biểu làm giàu từ loại cây trồng này.
Vừa cắt rau má để kịp bỏ mối cho bạn hàng ngoài chợ phường 7 vào đầu giờ chiều, chị Nguyễn Cẩm Đang, ấp 6, xã An Xuyên, phấn khởi cho biết, năm 2003, trong một lần về quê nhà ở tỉnh Vĩnh Long, chị bứng ít rau má mọc ở vườn đem về Cà Mau trồng thử. Thấy rau má phát triển và cho kết quả tốt nên chị mở rộng trồng với diện tích lớn.
Hằng ngày, vợ chồng chị Đang đều dành nhiều thời gian chăm sóc vườn rau. Qua 10 năm nhân giống, đến nay khắp khu vườn nhà chị Đang đều có sự hiện diện của rau má.
Theo kinh nghiệm của chị Đang, rau má là cây cho lợi nhuận cao, đầu ra phong phú, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng âm lịch).
Nhờ tuân thủ đúng kỹ thuật trồng rau nên 10 năm qua, mỗi ngày chị Đang đều có rau má thương phẩm cân cho bạn hàng. Với diện tích 3 công đất trồng rau má, mỗi ngày chị cắt từ 20-30 kg, bán với giá 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết và sau Tết, giá rau má tăng vọt lên 30.000 đồng/kg.
Ngoài bán rau thương phẩm, năm 2010, chị Đang còn chịu mối xay rau má bỏ cho các quán nước ở TP Cà Mau. Nhờ đó, nguồn thu nhập của gia đình tăng lên. Theo tính toán của chị Đang, huê lợi từ rau má mang lại cho gia đình chị khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.
Cùng với chị Nguyễn Cẩm Đang, ông Từ Thành Công, ngụ ấp 6, xã An Xuyên, cũng có thâm niên hàng chục năm trồng rau má.
Trên diện tích 2 công đất, năm 2010 ông Công xin ít giống rau má của bà con trong xóm về trồng thử để bổ sung dinh dưỡng bữa cơm gia đình. Theo thời gian, rau má phát triển nhanh và mọc lên khắp vườn. “10 năm qua, vào mùa khô, mỗi ngày 2 bận sáng chiều, tôi kéo ống phun nước khắp vườn rau. Mỗi ngày, gia đình tôi cắt bán từ 5-10 kg rau má”, ông Từ Thành Công cho biết.
“So với những mô hình kinh tế khác, mô hình trồng rau má chi phí rất thấp nhưng lại cho thu nhập cao, không rủi ro. Đây thực sự là loại cây xoá đói giảm nghèo của nông dân xã An Xuyên nói riêng, nông dân TP Cà Mau nói chung”, ông Quách Thanh Nhã, Phó Chủ tịch UBND xã An Xuyên, TP Cà Mau, nhận định.
Có thể bạn quan tâm

Để phát triển CĐL theo tinh thần QĐ số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) và TCty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đang chuẩn bị kế hoạch hợp tác liên minh chiến lược SX lúa gạo. Dự kiến CĐL liên kết sẽ mở rộng quy mô diện tích tăng 30% trên tổng diện tích SX lúa ở ĐBSCL.

Mưa lớn liên tiếp trong 2 buổi chiều (2 và 3-12) đã khiến nhiều diện tích lúa vụ hè - thu chưa kịp thu hoạch tại huyện Trảng Bom bị đổ ngã, gây thiệt hại lớn cho bà con nơi đây.

Giai đoạn từ 2016-2020, tỉnh ta phấn đấu nâng giá trị gia tăng lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp lên 700 tỷ đồng, chiếm 10% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Diện tích trồng rừng tập trung phấn đấu đạt 16 nghìn ha, trong đó có 14 nghìn ha rừng sản xuất, 2 nghìn ha rừng phòng hộ, đặc dụng. Mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn mới có thể thành hiện thực, bởi từ năm 2011 đến nay kế hoạch trồng rừng luôn đạt rất thấp so với kế hoạch đề ra.

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, chúng tôi đã thành lập đội kiểm tra liên ngành quản lý tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh. Ðối với hành khai thác, buôn bán cá non chúng tôi kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cá non.

Nếu mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm thì cấp bù theo lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố. Những năm tiếp theo, sẽ cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng cho vay với mức lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định.