Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Phát Triển Cây Dược Liệu

Làm Giàu Từ Phát Triển Cây Dược Liệu
Ngày đăng: 26/12/2013

Trong thời gian qua, hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại cho người dân trên địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, mở ra hướng giúp người dân vùng cao phát triển kinh tế và làm giàu. Phát triển cây dược liệu đang là lợi thế ở vùng cao trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, nhu cầu về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh, bổ dưỡng sức khoẻ là rất lớn. Trong khi đó, nguồn thảo dược được trồng lại rất ít, chủ yếu được khai thác từ tự nhiên, do đó, dược liệu ngày càng khan hiếm, một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi.

Năm 2001, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Traphaco đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, tiêu thụ một số cây dược liệu trên địa bàn huyện Sa Pa, cùng với khai thác dược liệu từ thiên nhiên, người dân trên địa bàn Sa Pa đã được khuyến khích trồng cây dược liệu và được bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, diện tích trồng cây dược liệu vẫn chưa được mở rộng nhiều, bởi người dân chủ yếu tận dụng khai thác từ rừng tự nhiên.

Để phát triển cây dược liệu tại Sa Pa, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Dự án "Xây dựng mô hình kinh tế hộ, trồng một số loại cây dược liệu” tại huyện. Các mô hình triển khai đều cho tín hiệu tích cực, cây sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại thu nhập cao cho người dân tham gia trồng.

Như cây Atisô mang lại nguồn thu 120 triệu đồng/1 ha, cây đương quy 240 triệu đồng/1 ha… từ hiệu quả mang lại, huyện Sa Pa đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân các xã trên địa bàn mở rộng diện tích trồng cây dược liệu. Đến nay, toàn huyện có hơn 53 ha cây dược liệu các loại, trong đó diện tích cây Atisô chiếm gần 48 ha, còn lại là các loại cây khác, như đương quy, xuyên khung, bạch truật, huyền sâm…

Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho biết: Để bảo tồn gắn với phát triển các loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị trong y học và hiệu quả kinh tế cao, huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015 có hơn 70 ha cây dược liệu.

Huyện Bắc Hà và Bát Xát mới đây cũng đã đưa cây dược liệu vào trồng thí điểm tại một số xã vùng cao. Đối với huyện Bát Xát, vụ đông xuân năm 2012 - 2013, huyện triển khai thực hiện mô hình trồng cây đương quy tại xã Pa Cheo, với diện tích 0,27 ha, giá trị đạt gần 65 triệu đồng.

Như hộ ông Lý A Hù, thôn Tả Pa Cheo 2, xã Pa Cheo tham gia trồng thử nghiệm hơn 500 m2 cây đương quy theo hỗ trợ của dự án phát triển cây dược liệu, qua thực tế cho thấy, cây sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình đã thu được gần 5 triệu đồng. Ông Hù cho biết: Cây đương quy rất rễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, vì vậy gia đình đã đăng ký trồng 2.500 cây (diện tích khoảng hơn 1.000 m2) trong vụ tới.

Vụ đông xuân năm 2013 - 2014, huyện Bát Xát phấn đấu mở rộng diện tích trồng cây đương quy lên 36 ha. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ mở rộng diện tích đương quy, xuyên khung, sa nhân tím, Atisô, chè dây, gừng, với diện tích gần 700 ha tại 21 xã, thị trấn. Đồng thời, hình thành mối liên kết giữa “4 nhà” (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) để phát triển vùng dược liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Bắc Hà cũng đã quy hoạch bước đầu về vùng phát triển cây Atisô tại các xã: Lùng Phình, Na Hối, Bản Già, với diện tích 14 ha. Riêng năm 2013, huyện còn trồng thử nghiệm 4 ha cây đương quy, 1 ha cây chè dây.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, với đặc thù về tài nguyên khí hậu, nhiều địa phương trong tỉnh rất phù hợp với phát triển những loại cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc nhiệt đới, việc phát triển cây được liệu là thế mạnh của tỉnh.

Hy vọng trong thời gian tới, với sự quan tâm, hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước và định hướng phát triển kinh tế của chính quyền các địa phương, việc trồng và khai thác cây dược liệu trên địa bàn tỉnh sẽ được mở rộng và phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng. Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, phát huy nội lực, thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1976 ngày 30/10/2013, Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó có các vùng phát triển tại Lào Cai với 13 loài dược liệu bao gồm 4 loài địa phương: Bình vôi, đẳng sâm, hà thủ ô đỏ, tục đoạn và 9 loài nhập nội: Atisô, đỗ trọng, độc hoạt, đương quy, hoàng bá, mộc hương, ô đầu, tam thất, xuyên khung. ưu tiên phát triển các loài: Atisô, đương quy, đẳng sâm.


Có thể bạn quan tâm

Đề Nghị Bố Trí Vốn Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Xã Tam Tiến (Núi Thành) Đề Nghị Bố Trí Vốn Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Xã Tam Tiến (Núi Thành)

UBND tỉnh vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung xã Tam Tiến, huyện Núi Thành. Dự án do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích đất tạm thời là 5ha, còn diện tích đất sử dụng vĩnh viễn là 40ha với tổng mức đầu tư gần 42,8 tỷ đồng.

03/10/2014
Hội An Hướng Đến Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái Hội An Hướng Đến Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái

Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

03/10/2014
Nhọc Nhằn Cảnh Ruộng Cằn Khô Nhọc Nhằn Cảnh Ruộng Cằn Khô

Gần 10 năm nay, hơn 120ha lúa ở xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh luôn rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng từ vụ hè thu sang vụ đông xuân. Làm nông không đạt, nhiều gia đình phải tha phương kiếm sống. Những người già, trẻ em còn bám trụ lại vẫn nhọc nhằn với mảnh ruộng khô cằn, thiếu nước quanh năm.

03/10/2014
Hội Thi Bò Cái Lai Zebu Sinh Sản Năm 2014 Hội Thi Bò Cái Lai Zebu Sinh Sản Năm 2014

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.

03/10/2014
Ấm No Nhờ Cây Sắn Ấm No Nhờ Cây Sắn

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

03/10/2014