Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu

Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu
Ngày đăng: 17/12/2013

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, ngoài những định hướng của ngành nông nghiệp địa phương thì phải kể đến sự nhạy bén, sáng tạo biết nắm bắt khoa học kỹ thuật và bám sát với nhu cầu thị trường của nông dân. Câu chuyện làm giàu từ mô hình nuôi rắn ráo trâu của anh Võ Văn Tạo – nông dân ngụ tại xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu sẽ làm rõ hơn về tính đột phá của nông dân trong thời buổi hiện nay.

Nhiều năm gắn bó với ruộng đồng, cuộc sống vẫn loay hoay với những tháng, ngày thiếu thốn, có năm được mùa thì lúa mất giá và ngược lại…không chấp nhận thực tế, anh Võ Văn Tạo đã quyết tâm tìm hướng đi mới để thay đổi cuộc sống. Và một quyết định khá táo bạo đã được người nông dân này thực hiện.

Đầu năm 2011, sau khi tìm hiểu cách nuôi rắn ráo trâu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang,…anh đã bán 3 công ruộng - tài sản quý giá nhất của gia đình để đầu tư cho mô hình này.

Với 50 cặp rắn giống ban đầu, hiện số lượng rắn trang trại của anh Tạo đã lên gần 1.000 con. Lúc đầu anh chỉ nuôi rắn thịt, về sau nhờ chịu khó học hỏi và sản xuất thành công rắn giống nên đã giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập cho người nông dân này.

Anh Tạo chia sẻ, rắn ráo trâu là một trong những loài rắn hoàn toàn không có độc và không nguy hiểm cho người chăn nuôi, với giá bán trung bình khoảng 450.000 đồng/1 kg, có thời điểm lên đến 900.000 đồng/1 kg. Ưu điểm của rắn ráo trâu là ít bệnh, dễ chăm sóc, diện tích nuôi nhỏ, thích hợp với những nông hộ có ít đất. Ở chế độ chăm sóc tốt, sau 1 năm, rắn có thể đạt trọng lượng trên 1,2 kg. Người nuôi có thể bán rắn thương phẩm hoặc nuôi tiếp hay cho chúng sinh sản.

Để được sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật từ các cơ quan chuyên môn giúp mô hình phát triển bền vững, bắt đầu thực hiện mô hình anh Võ Văn Tạo đã đăng ký với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh. Ngoài ra, anh còn ký kết hợp đồng thu mua với nhiều doanh nghiệp, nhà hàng trong và ngoài tỉnh để đảm bảo đầu ra cũng như giá cả ổn định.

Với diện tích 300m2 thả nuôi rắn ráo trâu, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh Tạo thu về mức lợi nhuận ròng lên trên 300 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với làm lúa trước đây. Điều đáng quý ở người nông dân này là không ngừng chịu khó học hỏi và sẵn sàng sẻ chia cách làm ăn với mọi người để cùng nhau làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang Trồng Nhãn Thạch Kiệt Cho Lợi Nhuận Cao Tiền Giang Trồng Nhãn Thạch Kiệt Cho Lợi Nhuận Cao

Cây nhãn Thạch Kiệt trồng khoảng 24 tháng là có thể xử lý cho trái. Giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Kháng được bệnh “chổi rồng”, cơm dầy, khô giòn, hạt nhỏ, thơm, trái sai, có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với thổ nhưỡng vùng đất ven sông Tiền.

07/11/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Hồng Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Hồng

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...

07/11/2014
VASEP Kiến Nghị Thuế Nhập Khẩu Cá Hồi Năm 2015 Là 0% VASEP Kiến Nghị Thuế Nhập Khẩu Cá Hồi Năm 2015 Là 0%

VASEP cho rằng cá hồi đông lạnh chủ yếu được NK về để phục vụ gia công xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước. Mặt hàng cá hồi hiện nay ở Việt Nam chưa phải là sản phẩm đã sản xuất được ở cấp độ hàng hóa, việc NK không mang tính cạnh tranh với sản xuất trong nước. Do đó, Hiệp hội đề xuất giảm mức thuế NK với cá hồi về 0% nhằm phong phú nguồn nguyên liệu chế biến gia công XK thủy sản.

07/11/2014
Hậu Giang Có Hơn 4.480ha Cây Ăn Trái Nhiễm Sâu Bệnh Hậu Giang Có Hơn 4.480ha Cây Ăn Trái Nhiễm Sâu Bệnh

Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và ngành nông nghiệp các địa phương cùng các nhà vườn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, để khống chế sự lây lan bệnh trên cây có múi.

07/11/2014
Kiểm Dịch Thực Vật… Bỏ Ngỏ Đến Bao Giờ? Kiểm Dịch Thực Vật… Bỏ Ngỏ Đến Bao Giờ?

Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa những giống cây trồng mới vào sản xuất trên các vùng đất khác nhau nhằm phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên có một thực tế đáng quan ngại hiện nay là năng suất cây trồng giảm mạnh sau một thời gian ngắn canh tác, sâu bệnh phát sinh gây hại tràn lan, chất lượng sản phẩm kém, tính cạnh tranh thấp. Nguyên nhân đầu tiên được xác định là do nguồn giống không đảm bảo, chưa qua kiểm dịch thực vật.

07/11/2014