Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu

Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu
Ngày đăng: 17/12/2013

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, ngoài những định hướng của ngành nông nghiệp địa phương thì phải kể đến sự nhạy bén, sáng tạo biết nắm bắt khoa học kỹ thuật và bám sát với nhu cầu thị trường của nông dân. Câu chuyện làm giàu từ mô hình nuôi rắn ráo trâu của anh Võ Văn Tạo – nông dân ngụ tại xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu sẽ làm rõ hơn về tính đột phá của nông dân trong thời buổi hiện nay.

Nhiều năm gắn bó với ruộng đồng, cuộc sống vẫn loay hoay với những tháng, ngày thiếu thốn, có năm được mùa thì lúa mất giá và ngược lại…không chấp nhận thực tế, anh Võ Văn Tạo đã quyết tâm tìm hướng đi mới để thay đổi cuộc sống. Và một quyết định khá táo bạo đã được người nông dân này thực hiện.

Đầu năm 2011, sau khi tìm hiểu cách nuôi rắn ráo trâu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang,…anh đã bán 3 công ruộng - tài sản quý giá nhất của gia đình để đầu tư cho mô hình này.

Với 50 cặp rắn giống ban đầu, hiện số lượng rắn trang trại của anh Tạo đã lên gần 1.000 con. Lúc đầu anh chỉ nuôi rắn thịt, về sau nhờ chịu khó học hỏi và sản xuất thành công rắn giống nên đã giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập cho người nông dân này.

Anh Tạo chia sẻ, rắn ráo trâu là một trong những loài rắn hoàn toàn không có độc và không nguy hiểm cho người chăn nuôi, với giá bán trung bình khoảng 450.000 đồng/1 kg, có thời điểm lên đến 900.000 đồng/1 kg. Ưu điểm của rắn ráo trâu là ít bệnh, dễ chăm sóc, diện tích nuôi nhỏ, thích hợp với những nông hộ có ít đất. Ở chế độ chăm sóc tốt, sau 1 năm, rắn có thể đạt trọng lượng trên 1,2 kg. Người nuôi có thể bán rắn thương phẩm hoặc nuôi tiếp hay cho chúng sinh sản.

Để được sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật từ các cơ quan chuyên môn giúp mô hình phát triển bền vững, bắt đầu thực hiện mô hình anh Võ Văn Tạo đã đăng ký với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh. Ngoài ra, anh còn ký kết hợp đồng thu mua với nhiều doanh nghiệp, nhà hàng trong và ngoài tỉnh để đảm bảo đầu ra cũng như giá cả ổn định.

Với diện tích 300m2 thả nuôi rắn ráo trâu, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh Tạo thu về mức lợi nhuận ròng lên trên 300 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với làm lúa trước đây. Điều đáng quý ở người nông dân này là không ngừng chịu khó học hỏi và sẵn sàng sẻ chia cách làm ăn với mọi người để cùng nhau làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

10/08/2015
Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

10/08/2015
Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa

Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.

10/08/2015
Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng) Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng)

Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.

10/08/2015
Mang... lợn cắp nách đi cạnh tranh khi vào TPP? Mang... lợn cắp nách đi cạnh tranh khi vào TPP?

VEPR dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam chịu tác động tiêu cực nhất của TPP, còn đại diện Cục Chăn nuôi tin vẫn có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh, ví dụ như lợn cắp nách

10/08/2015