Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Trâu

Với ý chí và quyết tâm vươn lên làm giàu, nông dân Lê Hữu Mông ở khu 4, phường Long Thủy (TX. Phước Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình nuôi rắn hổ trâu (hổ vằn). Với 40 con rắn bố mẹ, trên 200 rắn con, hàng trăm quả trứng rắn và trên 60 rắn nước, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Chỉ hơn một năm nuôi rắn, nhưng ông Lê Hữu Mông được xem là người tiên phong trong chọn con vật nuôi mới này. Ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt là kết quả của những ngày tháng vợ chồng ông cần mẫn, chắt chiu từ lao động. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ông phải tìm đến các làng nuôi rắn nổi tiếng ở những tỉnh lân cận để học hỏi kỹ thuật.
Rắn hổ trâu đẻ 2 lứa/năm, bình quân một con rắn mẹ 1-1,5 tuổi đẻ 14-17 trứng/lần. Để ấp trứng cho rắn, ông Mông cho đất có độ ẩm khoảng 25-300C vào lu sành, nén thật chặt, sau đó rải lên một lớp cát mỏng và để trứng rắn vào, dùng vải bịt miệng lu lại giữ ấm. Khoảng vài tuần kiểm tra một lần, nếu thấy quả trứng to đều, trắng, khô ráo... thì sau 70 ngày sẽ nở, tỷ lệ đạt khoảng 90%.
Rắn con mới nở được ông thả vào chuồng cho uống nước 7 ngày để rắn thay da, sau đó thả nhái cho rắn ăn. Hiện giá rắn con bán trên thị trường khoảng 200 ngàn đồng/con, đa phần là người nuôi ở các tỉnh trong khu vực đặt mua từ trước, bởi nguồn giống rắn hổ trâu không đủ cung cấp.
Trại của ông có 45 chuồng nuôi rắn, bình quân 1 chuồng có 5 con rắn cái và 1 con rắn đực để chúng tự phối giống. Thức ăn chủ yếu là nhái, ếch, cút, cóc... Ông thiết kế chuồng nuôi bằng xi măng, bên trong để vỉ gỗ cho rắn nằm, mặt trên lợp bằng lưới chì tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi...
Sau một năm, rắn đạt trọng lượng 1,5-2kg/con và có thể sinh sản hoặc bán thương phẩm. 1 con rắn hổ trâu có trọng lượng 1,7kg trở lên, giá thị trường 500-700 ngàn đồng/kg; rắn nước có giá 250-300 ngàn đồng/kg. Người nuôi rắn thu lợi nhuận khoảng 60% sau khi trừ chi phí. Ông đang tiếp tục đầu tư xây thêm chuồng trại để mở rộng quy mô nuôi rắn.
Ông Phạm Đức Cảm, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Thủy cho biết, mô hình nuôi rắn hổ trâu của hội viên Lê Hữu Mông là hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Hội Nông dân phường rất mong sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên để mô hình này phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù mới bắt đầu vào vụ thu hoạch chính, nhưng quả hồng đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng rớt giá thê thảm. Với giá bán tại vườn là 2.000- 3.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn méo mặt khi thu hoạch.

Với việc trồng cây dó bầu trong vườn và áp dụng các phương pháp kích tạo trầm nhân tạo, nông dân không còn phải “ngậm ngải tìm trầm” nơi rừng thẳm. Nhưng nhà nông và các đối tác sẽ thành công hơn khi chọn được phương pháp tạo trầm hiệu quả.

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú cá vược Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Với tinh thần cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu, tái xuất khẩu.

Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước nên tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng nguyên liệu đa dạng.