Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Hành

Thành công với mô hình nuôi rắn mối, anh Nguyễn Văn Thuyết (phường 1, TP. Bạc Liêu) tiếp tục đầu tư nuôi rắn hổ hành. Việc nuôi rắn hổ hành mỗi năm mang về cho anh hàng trăm triệu đồng tiền lãi.
Anh Thuyết nuôi rắn hổ hành gần 4 năm nay. Thời gian đầu, anh tìm mua rắn nhỏ tự nhiên do người dân bắt được để nuôi rồi cho phối giống, sau đó đem bán.
Thấy nuôi rắn có hiệu quả kinh tế, anh Thuyết mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình. Đến nay, anh đang sở hữu gần 2.200 con rắn hổ hành con và hơn 200 rắn hổ hành bố mẹ. Trung bình mỗi đợt bán rắn giống và rắn bố mẹ, anh lãi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Phương pháp nuôi rắn hổ hành của anh Thuyết khá đơn giản. Xây chuồng bằng xi măng chiều cao 1,3m, chiều dài khoảng 5m, ngang 2m. Trong chuồng anh bỏ xơ dừa xay nhuyễn có độ dày từ 40 - 50cm để làm nơi ẩn náu cho rắn. Cứ 3 - 4 ngày, anh dùng bình xịt phun nước lên lớp xơ dừa để có độ ẩm. Thức ăn của rắn hổ hành chủ yếu là ếch, nhái, chuột… Mỗi tuần, anh cho rắn ăn 3 lần, mỗi lần khoảng 1 - 2kg thức ăn. Sau 10 tháng nuôi, mỗi con rắn có trọng lượng trên 1kg.
Đầu ra của rắn hổ hành dễ dàng và giá bán khá ổn định. Trung bình, giá rắn hổ hành thương phẩm khoảng 400.000 đồng/kg, rắn giống và rắn bố mẹ có giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg.
Anh Thuyết chia sẻ: “Nuôi rắn hổ hành, không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng cho lợi nhuận cao. Sắp tới, tôi tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô trang trại để nuôi loại rắn này”.
Nuôi rắn hổ hành không đòi hỏi diện tích lớn, nguồn thức ăn có thể kiếm dễ dàng trong tự nhiên, vốn đầu tư cũng không nhiều. Vì vậy, ngành Nông nghiệp cần nghiên cứu, hướng dẫn người nuôi nhằm nhân rộng mô hình này giúp người dân thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 32.666 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 16.405 tấn, tăng 7,8%; nuôi trồng 16.261 tấn, tăng 9,6%).

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.