Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Hành

Thành công với mô hình nuôi rắn mối, anh Nguyễn Văn Thuyết (phường 1, TP. Bạc Liêu) tiếp tục đầu tư nuôi rắn hổ hành. Việc nuôi rắn hổ hành mỗi năm mang về cho anh hàng trăm triệu đồng tiền lãi.
Anh Thuyết nuôi rắn hổ hành gần 4 năm nay. Thời gian đầu, anh tìm mua rắn nhỏ tự nhiên do người dân bắt được để nuôi rồi cho phối giống, sau đó đem bán.
Thấy nuôi rắn có hiệu quả kinh tế, anh Thuyết mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình. Đến nay, anh đang sở hữu gần 2.200 con rắn hổ hành con và hơn 200 rắn hổ hành bố mẹ. Trung bình mỗi đợt bán rắn giống và rắn bố mẹ, anh lãi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Phương pháp nuôi rắn hổ hành của anh Thuyết khá đơn giản. Xây chuồng bằng xi măng chiều cao 1,3m, chiều dài khoảng 5m, ngang 2m. Trong chuồng anh bỏ xơ dừa xay nhuyễn có độ dày từ 40 - 50cm để làm nơi ẩn náu cho rắn. Cứ 3 - 4 ngày, anh dùng bình xịt phun nước lên lớp xơ dừa để có độ ẩm. Thức ăn của rắn hổ hành chủ yếu là ếch, nhái, chuột… Mỗi tuần, anh cho rắn ăn 3 lần, mỗi lần khoảng 1 - 2kg thức ăn. Sau 10 tháng nuôi, mỗi con rắn có trọng lượng trên 1kg.
Đầu ra của rắn hổ hành dễ dàng và giá bán khá ổn định. Trung bình, giá rắn hổ hành thương phẩm khoảng 400.000 đồng/kg, rắn giống và rắn bố mẹ có giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg.
Anh Thuyết chia sẻ: “Nuôi rắn hổ hành, không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng cho lợi nhuận cao. Sắp tới, tôi tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô trang trại để nuôi loại rắn này”.
Nuôi rắn hổ hành không đòi hỏi diện tích lớn, nguồn thức ăn có thể kiếm dễ dàng trong tự nhiên, vốn đầu tư cũng không nhiều. Vì vậy, ngành Nông nghiệp cần nghiên cứu, hướng dẫn người nuôi nhằm nhân rộng mô hình này giúp người dân thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh sữa ở tôm hùm do vi khuẩn Rickettsia - like là tác nhân chính, ngoài ra còn do vi khuẩn V. fluvialis, V.alginolyticus và một số ký sinh trùng gây nên.

Sáng 16.11, khi Dân Việt tới cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Trường Phú - nơi vừa bị phát hiện trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, Giám đốc công ty là Đoàn Văn Thênh đã bịt kín mặt và cho biết thấy rất mệt mỏi trong những ngày qua.

Tuy không nằm trong 20 xã điểm được tỉnh chỉ đạo đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2015 nhưng bằng nhiều giải pháp phù hợp, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã cán đích trong tháng 10 vừa qua.

Đảm đương cương vị Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), bà Lâm Thị Có “lăn xả” vào thực hiện nhiều việc cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, ND có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Trong bản báo cáo nêu kiến nghị, ý kiến cử tri từ các địa phương gửi đến các kỳ họp Quốc hội khóa XIII do Ban Dân nguyện của Quốc hội tổng hợp, cử tri dành nhiều quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp.