Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ nuôi rắn

Làm giàu từ nuôi rắn
Ngày đăng: 24/11/2015

Chuồng nuôi rắn hổ trâu của ông Lục Văn Thắng.

Hiện tại, ông Thắng là người duy nhất trên địa bàn huyện đăng ký nuôi rắn hổ trâu để cung cấp giống và thịt ra thị trường.

3 năm trước, nghe nói có người nuôi rắn hổ trâu ở khu vực phía Bắc thu nhập cao, ông cũng thử mua vài đôi về nuôi.

Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên khi bán, trừ chi phí còn lại chẳng đáng là bao.

Ông tìm đến một số trang trại nuôi rắn trên địa bàn tỉnh và tỉnh Quảng Ninh tham quan, nghiên cứu thêm tài liệu để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm sau đó quyết định đầu tư 80 con rắn hổ trâu sinh sản.

Để tạo môi trường sống tốt nhất cho đàn rắn, ông dành hơn 200m2 chia thành từng chuồng nhỏ có đường liên kết với khu vực trồng cỏ, cây tạo bóng mát.

Ngoài ra, để giữ cho chuồng trại sạch sẽ và tiện cho việc phân loại, ông Thắng chia từng khu dành riêng cho rắn đẻ, rắn con và rắn thương phẩm.

Mỗi chuồng đều lót ổ, giữ thoáng mát, sạch và êm, giúp rắn dễ thích nghi với sự thay đổi khí hậu, điều kiện sống tại địa phương.

Theo kinh nghiệm của ông Thắng, hổ trâu là loài rắn sống trên cạn, dễ nuôi, hiền, không có nọc độc, lớn nhanh, ít bệnh tật.

Thức ăn của rắn dễ kiếm như: Ếch, nhái, chuột hoặc phế phẩm từ giết mổ gia súc, gia cầm.

Thường 5 ngày mới phải cho rắn ăn một lần, riêng mùa đông, rắn hầu như chỉ nằm trong chuồng.

Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, rắn giống nuôi 8 tháng là trưởng thành, khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự bắt cặp (phối giống), mỗi rắn mẹ đẻ từ 2 đến 3 lứa/năm, mỗi lứa từ 10 đến 12 quả trứng, tỷ lệ nở con đạt từ 85 đến 90%.

Mỗi năm, ông Thắng bán khoảng 200 con rắn giống, 250 quả trứng và 60kg rắn thương phẩm.

Việc tiêu thụ rất thuận lợi, thương nhân tìm đến thu mua tận nhà, hiện mỗi kg rắn thương phẩm giá bình quân 500 nghìn đồng/kg.

Bên cạnh đó, ông Thắng còn trồng hơn 2 sào táo và 300 cây vải thiều.

Từ làm vườn và nuôi rắn, mỗi năm gia đình ông thu lãi khoảng 200 triệu đồng.

Ông Phạm Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Đàn cho hay: “Mô hình nuôi rắn hổ trâu của ông Thắng là hướng đi mới cho hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện địa phương.

Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ nhân rộng mô hình này, đồng thời đề xuất Hội Nông dân huyện hỗ trợ giống, chuyển giao kỹ thuật cho hội viên, nhất là hội viên nghèo để phát triển kinh tế gia đình”.


Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.

26/06/2015
Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang) Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang)

Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.

26/06/2015
Tôm nghịch vụ thất mùa Tôm nghịch vụ thất mùa

Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.

26/06/2015
Hiệu quả trong mô hình nuôi tôm quảng canh ở vùng đồng láng huyện Trà Cú (Trà Vinh) Hiệu quả trong mô hình nuôi tôm quảng canh ở vùng đồng láng huyện Trà Cú (Trà Vinh)

Trà Cú (Trà Vinh) là huyện có diện tích đất đồng láng tương đối nhiều, trên 1.200ha nằm trên địa bàn các xã Đôn Châu, Đôn Xuân và một phần của xã Đại An…. Do đặc điểm của vùng đồng láng là điều kiện giao thông khó khăn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thủy sản chưa được đầu tư nhiều, nên việc phát triển nuôi tôm (sú và thẻ) theo hình thức công nghiệp (thâm canh và bán thâm canh) còn rất ít, chủ yếu là nuôi quảng canh (thả lan) chiếm trên 90% diện tích.

26/06/2015
Nuôi cá lăng trong hồ Nuôi cá lăng trong hồ

Cá lăng chấm được xem là loài cá có giá trị kinh tế cao và là đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Loài cá quý hiếm hoang dã này vốn chỉ sống ở hệ thống sông Hồng nay đã được nuôi thử nghiệm thành công ở Quảng Ninh.

26/06/2015