Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Lợn

Làm Giàu Từ Nuôi Lợn
Ngày đăng: 27/12/2013

Khởi nghiệp từ 35 con lợn, nhờ lao động cần cù và tiết kiệm trong chi tiêu, ông Lê Văn Hoàng, ở thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến (Hoà Vang - Đà Nẵng) đã làm giàu.

Về thôn Lệ Sơn 2, chúng tôi hỏi nhà ông Hoàng không khó, bởi ai cũng biết tài nuôi lợn của ông. Trên khoảng đất 200m2, ông tự tay thiết kế12 ô chuồng, mỗi ô chuồng nuôi khoảng 7 - 8 con.

Nói về nuôi lợn, ông Hoàng bảo với chúng tôi, đó là một nghề. Trước đây, ông làm trong ngành điện dân dụng, lương tháng chẳng được bao nhiêu, lại xa nhà, còn vợ thì làm công nhân, cuộc sống lúc nào cũng khó khăn, ba đứa con không có tiền ăn học. Nghe vài người trong làng khuyên nuôi lợn, vì lợn dễ nuôi, có đầu ra, giá ổn định nên từ năm 2009, ông bắt đầu gắn bó với con vật nuôi này, khởi nghiệp ban đầu là 35 con. Ngày đó, ông chỉ cho lợn ăn rau, cỏ, lấy công làm lãi là chính nên thu nhập cũng chẳng đáng là bao. Đặc biệt, do không có kinh nghiệm nên lợn ông nuôi thường bị dịch bệnh. Không nản chí, ông vẫn quyết đeo bám nghề này.

Để nghề này phát triển bền vững, ông bắt đầu tham gia các chương trình, lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lợn. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, đến nay, trang trại của ông đã có hơn 90 con lợn siêu nạc.

Ông Hoàng chia sẻ: “Để có được giống tốt, tôi phải đích thân đến các cơ sở sản xuất giống ở Bình Định, Quảng Ngãi để tìm hiểu và lựa chọn. Mặc dù giá cao hơn nhưng trọng lượng và chất lượng cao hơn giống lợn địa phương”.

Loại bỏ cách nuôi truyền thống, ông chuyển sang nuôi công nghiệp. Ông vẫn cho lợn ăn rau, cỏ cộng thêm cám công nghiệp, ngoài ra ông còn tận dụng nguồn thức ăn dư thừa ở chợ, quán ăn trên địa bàn. Vì thế, lứa lợn nào của ông cũng lớn rất nhanh, chất lượng thịt ngon.Trừ chi phí, mỗi năm ông lãi ròng gần 150 triệu đồng.

Hỏi về kinh nghiệm, ông Hoàng trải lòng: “Nuôi lợn, ngoài kỹ thuật phòng chống dịch bệnh, bà con phải giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát. Về mùa hè nên nuôi với mật độ thấp, mùa đông chuồng cần ấm áp và có thể nuôi với mật độ cao hơn; thường xuyên sát trùng chuồng trại và tiêm phòng vắc-xin cho lợn. Chế độ ăn phải đảm bảo hợp lý theo trọng lượng của lợn. Ngoài thức ăn công nghiệp, cần bổ sung thêm một lượng tinh bột cần thiết để tránh các bệnh do thiếu đạm”.

Hướng tới chăn nuôi sạch, ông Hoàng còn đầu tư xây hầm biogas để xử lý nước thải, vừa phục vụ nấu nướng.

Tuy nhiên, ông Hoàng vẫn rất trăn trở bởi: “Giá lợn hơi quá thấp, trong khi giá thức ăn lại tăng liên tục. Nếu không tính toán kỹ thì càng nuôi càng lỗ. Giá như Nhà nước tạo điều kiện giúp bà con bao tiêu sản phẩm hoặc hỗ trợ tiêu thụ thì người chăn nuôi mới sống nổi”.


Có thể bạn quan tâm

Mỹ Tiêu Thụ Tôm Việt Nam Gấp Đôi Nhật Bản Và EU Mỹ Tiêu Thụ Tôm Việt Nam Gấp Đôi Nhật Bản Và EU

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ đã nhanh chóng vượt xa Nhật Bản và EU. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, XK tôm Việt Nam trong tháng 5/2013 đạt 345 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang hầu hết các thị trường chính đều tăng mạnh nhờ đó, tổng XK tôm 5 tháng của Việt Nam tăng 70,4% lên 1,4 tỷ USD.

04/07/2014
Tiên Phong Đưa Bò Sữa Về Địa Phương Tiên Phong Đưa Bò Sữa Về Địa Phương

Vốn gắn bó với cây trồng truyền thống là cà phê nhưng ông Hoàng Ngọc Tứ ở thôn Gia Thạnh, thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà - Lâm Đồng) vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho gia đình.

04/07/2014
Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

04/07/2014
Người Nuôi Bò Khốn Khó Vì Nắng Hạn Người Nuôi Bò Khốn Khó Vì Nắng Hạn

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.

04/07/2014
Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

04/07/2014