Làm giàu từ nuôi dê núi

Anh Bách chia sẻ: Sau khi xây dựng gia đình cuộc sống hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm đi làm thuê hết chỗ xa rồi lại về gần, cơ cực mà cuộc sống chẳng khấm khá. Nhiều đêm suy nghĩ anh quyết định về quê lập nghiệp, lúc này thấy anh em, bạn bè trong xóm đưa con dê về nuôi thấy phù hợp và cho hiệu quả.
Nhận thấy đây là cơ hội, tôi bàn tính với gia đình đầu tư vào nuôi dê núi. Năm 2006, gia đình mua 8 con ở Sơn La, lúc đó giá có 36.000 đồng/kg. Sau vài năm, đàn dê bắt đầu sinh sản. Đến nay, anh có hơn 50 con dê, những lúc nhiều tổng đàn lên tới 60 - 65 con. Khu nuôi nhốt dê của anh Bách cách nhà ở chừng nửa cây số.
Khu chuồng nuôi được rào chắn cẩn thận và đặc biệt, cạnh chuồng có khu sân chơi cho dê là những phiến đá nhỏ, những cây bương, cây luồng rất thoáng mát.
Dê là động vật ăn tạp, thức ăn chúng ưa thích là cây rừng, lá rừng, lá sung, mít... Nuôi dê tận dụng được bãi chăn thả là đồi núi nên ít tốn kém thức ăn. Anh Bách cho biết: “Từ khi nuôi dê đến giờ cũng có vài lần vì chúng bị bệnh. Vừa nuôi vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, đến giờ đàn dê mà bị bệnh chướng hơi hay đi ngoài là tôi xử lý được ngay. Ngoài ra, để hạn chế dê không bị bệnh, không nên thả dê vào sáng sớm, khi đó ngọn cỏ, lá cây còn ướt sương dê ăn vào rất dễ bị đi ngoài”.
Dê của gia đình anh Bách chủ yếu là dê núi đá với hình dáng nhỏ nhưng được các thương lái ưa chuộng. Năm 2014, anh xuất bán được 3 tạ với giá 130.000 - 140.000 đồng/kg, cho thu nhập 40 triệu đồng.
Trao đổi với ông Lê Thanh Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh được biết: Hiện nay, tổng đàn dê của xã có gần 400 con, tập trung nhiều nhất ở xóm Lòn. Nhờ tận dụng đồi núi nuôi dê đã giúp nhiều hộ dân cải thiện cuộc sống. Nhiều hộ còn vươn lên làm giàu như gia đình anh Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Văn Châu...
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, những ngày qua trên địa bàn xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) có mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con thuộc ấp Tân Yên bị ngập úng, không thể thu hoạch được. Các loại rau mồng tơi, húng trắng, húng chó… đã bị ngập sâu và thối nhũn.

Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...

Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.

Liên tiếp hai năm gần đây, mỗi khi có mưa dầm là nông dân tỉnh Tây Ninh đua nhau nhổ hàng trăm ha mì "non" để chạy ngập vì sợ thối củ.