Làm Giàu Từ Nuôi Chim Cút Và Bồ Câu

Trại nuôi chim bồ câu, chim cút của anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành (huyện Chơn Thành, Bình Phước) hiện là điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của đông đảo thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Với gần 200 cặp chim bồ câu bố mẹ, 15.000 con chim cút, mỗi tháng anh bán được khoảng 100 cặp chim bồ câu thương phẩm và hàng chục ngàn trứng cút.
Nguồn tiêu thụ chủ yếu ở các nhà hàng, quán ăn tại thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành. Do giá bán ổn định nên sau trừ chi phí, trại nuôi chim của gia đình anh Phương cho lãi 20-30 triệu đồng/tháng.
Anh Phương cho biết: Những hộ có ít đất, ít vốn làm ăn thì nuôi chim mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chỉ cần chú trọng vệ sinh chuồng trại sạch, giữ độ ẩm cho chim và đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh thì chim sẽ tránh được dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Như NTNN đã đưa tin, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đang xuất hiện tình trạng sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) tàn phá cây cà phê, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Theo các chuyên gia nông nghiệp, loại sâu này hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

Chỉ với 4 con chim trĩ giống nuôi từ năm 2011, đến nay anh Trần Văn Chức, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã nhân thành công mô hình nuôi chim trĩ hàng hóa và trở nên khấm khá.

Hồi đầu năm 2014, trước mức giá hấp dẫn của khoai môn (dao động từ 14.000 – 15.000 đồng/kg, có lúc lên đến 18.000 đồng/kg), nhiều nông dân ở An Giang đổ xô đi trồng khoai.

Ngày 19.7, Sở NNPTNT Thanh Hóa, cho biết ngành nông nghiệp tỉnh này khuyến cáo tuyệt đối không được trồng rộng rãi cây mắc ca ở những diện tích chưa qua khảo nghiệm.

Hồng hoa là loại cây dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. So với các cây trồng ngắn ngày truyền thống, như: sắn, ngô, lúa, đậu, lạc... trồng hồng hoa mang lại lợi nhuận cao hơn.