Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ nuôi cá rô đồng

Làm giàu từ nuôi cá rô đồng
Ngày đăng: 24/11/2015

Thương lái mua với giá khoảng 35 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ cá gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng.

Gia đình ông Hải thu hoạch cá

Do đã có nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, năm 2010, ông Hải chuyển đổi sang nuôi cá rô đồng.

Ban đầu với 2 triệu đồng tiền con giống, sau 4 tháng chăm sóc, ông thu lợi trên 100 triệu đồng.

Thành công bước đầu đã tạo thuận lợi và niềm tin để ông duy trì nuôi cá rô đồng cho đến nay.

Ông Hải cho hay: Tôi rất đam mê các loại thủy sản nên trước đây có nuôi nhiều loại cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao.

Tình cờ được biết về mô hình nuôi cá rô đồng cho lời cao nên tôi chủ động tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc.

Sau một thời gian nuôi, tôi nhận thấy so với các loại cá khác thì rô đồng không những cho lợi nhuận cao hơn mà còn ít gặp rủi ro bệnh tật và được thị trường ưa chuộng.

Cá rô đồng còn có ưu điểm tự tạo ôxy nên có thể nuôi với mật độ lớn mà không cần nhiều diện tích.

“Điều quan trọng khi nuôi cá phải xử lý tốt đáy ao, nhất là trước khi thả lứa mới.

Đầu tiên phải bơm cạn nước, sau đó xử lý vôi, muối hạt rồi phơi khô 3 ngày, sau đó mới bơm nước vào, bơm dần dần cho đến khi mực nước lên đến khoảng 1m mới thả cá bột.

Trong quá trình nuôi, việc lựa chọn thức ăn cho phù hợp và phương pháp cho ăn đúng kỹ thuật phải được quan tâm hàng đầu.

Bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng của cá.

Nếu xử lý ao nuôi tốt và cho ăn đúng kỹ thuật, mỗi năm có thể nuôi được 3 vụ cá” - ông Hải chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Điềm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiến Hưng cho biết: Ao nuôi cá rô đồng của ông Hải được đánh giá là cách làm làm hay, cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là giải pháp tốt để các hộ ít đất sản xuất học hỏi kinh nghiệm.


Có thể bạn quan tâm

Đặc Sản Khô Rắn Hút Hàng Đặc Sản Khô Rắn Hút Hàng

Tại khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, nơi đây có khoảng 10 hộ chuyên sản xuất khô rắn nổi tiếng, mỗi ngày cung cấp cho thị trường ĐBSCL hàng chục kg khô rắn.

21/11/2014
Hai Hai "Hạt Cát" Lạ Kỳ

Nói xong, bà đọc bài thơ: “Tôi là hạt cát giữa sa mạc mênh mông/ Tôi là giọt nước giữa lòng đại dương/ Tôi là đóa hoa rừng giữa núi cao xa thẳm. Hạt cát không óng ánh ai thấy đâu mà nhặt/ Giọt nước không long lanh ai biết đâu mà ngắm/ Hoa giữa rừng không hương thắm, ai nhặt để ghép cành”.

21/11/2014
Hiến Kế Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Bước Đi Táo Bạo Của Tập Đoàn TH Hiến Kế Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Bước Đi Táo Bạo Của Tập Đoàn TH

Cuối năm 2008, dự án chăn nuôi bò sữa công nghiệp tập trung lớn nhất Việt Nam của Tập đoàn TH được Ngân hàng TMCP Bắc Á đầu tư với tổng vốn 350 triệu USD (giai đoạn 1) bắt đầu được khởi động tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Dự án triển khai trong thời điểm trước đó, không ít dự án nuôi bò sữa lớn nhiều nơi đổ bể, khiến không biết bao nhiêu người, từ lãnh đạo đến nhân dân băn khoăn...

21/11/2014
Có Ý Đồ Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Có Ý Đồ Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Bởi thế, không lạ gì khi có hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước (trong đó có Đài Loan) chọn Lâm Đồng làm “đất sống” để kinh doanh cây chè. Song, gần đây, một vài thông tin từ các phương tiện truyền thông Đài Loan cho rằng vùng chè Lâm Đồng được trồng trên đất nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải xuống trong thời chiến tranh khiến cho hàng loạt doanh nghiệp trà của Lâm Đồng điêu đứng.

21/11/2014
Hội Thi Thợ Thu Hoạch Mủ Cao Su Giỏi Hội Thi Thợ Thu Hoạch Mủ Cao Su Giỏi

Đây là hoạt động thường niên của Binh đoàn 15, nhằm tìm ra và vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc trong việc thu hoạch mủ cao su. Đặc biệt là tạo điều kiện cho công nhân các đơn vị được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó có kiến thức, kỹ năng tốt để khai thác mủ cao su ở vườn cây của đơn vị mình.

21/11/2014